Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu?

Ngày 14/04/2018
Kích thước chữ

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu? Mỗi ngày cần sử dụng lượng bột ngọt bao nhiêu là vừa đủ và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu? Mỗi ngày cần sử dụng lượng bột ngọt bao nhiêu là vừa đủ và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bột ngọt là một gia vị không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn trong nhiều món ăn của người Việt. Tuy nhiên, sử dụng bột ngọt không đúng cách hoặc cơ địa yếu có thể khiến bạn bị dị ứng bột ngọt. Những thông tin dưới đây về dị ứng bột ngọt sẽ giúp bạn biết cách sử dụng và chế biến an toàn hơn với loại gia vị này.

Dị ứng bột ngọt do đâu?

Dị ứng bột ngọt có thể do sử dụng quá nhiều hoặc do cơ địa người bệnh.

Những người có cơ địa mẩn cảm với các thành phần trong bột ngọt sẽ dẫn tới dị ứng. Chủ yếu, chất gây dị ứng trong bột ngọt là Monosodium Glutamat - chất dùng để kích thích vị giác - một loại muối của acid glutamic.

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu? 1Nhiều người bị dị ứng với thành phần Monosodium Glutamat trong bột ngọt.

Nếu sử dụng bột ngọt đúng cách với hàm lượng vừa phải thì rất tốt nhưng nếu thường xuyên dùng nhiều thì cơ thể sẽ dư thừa glutamate ngoại sinh. Chất này sẽ gây độc tới gan thận và làm tổn thương tới não cùng dây thần kinh cảm giác.

Do đó, người bệnh hấp thụ quá nhiều glutamate có thể bị tổn thương gan, suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến dị ứng bột ngọt.

Một nguyên nhân khác dẫn đến dị ứng bột ngọt là do bột ngọt giả, bột ngọt kém chất lượng và chứa hóa chất độc hại.

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao?

Tuy tỷ lệ người bị dị ứng bột ngọt là không nhiều nhưng bạn vẫn cần cẩn thận khi sử dụng loại gia vị này. Thường những người bị dị ứng bột ngọt sẽ bị nổi mề đay, ngứa ngáy khắp cơ thể, sưng tấy một số bộ phận.

Nặng hơn có thể bị tiêu chảy, khó thở, đau bụng, nôn mửa, tụt huyết áp, choáng nặng dẫn đến ngất tạm thời.

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu? 2Nếu dị ứng nặng, hãy đến khám bác sỹ.

Một trong những cách xử lý tốt nhất và đầu tiên khi bị dị ứng bột ngọt là bạn nên uống thật nhiều nước để pha loãng nồng độ chất độc trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu, lợi tiểu.

Hoặc nếu có bạn có thể uống nước chanh hay nước trà đặc rồi nằm nghỉ trong vòng 30 phút. Nếu tình trạng dị ứng không giảm mà càng nặng hơn, hãy đến cơ sở y tế để được chỉ định loại thuốc cần thiết.

Cách sử dụng và chế biến để tránh dị ứng bột ngọt

Sử dụng bột ngọt sai cách có thể dẫn đến dị ứng. Do đó, để tránh tình trạng bị dị ứng bột ngọt sau khi ăn thì khi nấu nướng tại nhà, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Nhiệt độ cao sẽ gây biến đổi thành phần: Hãy nêm nếm và cho thêm bột ngọt vào cùng món ăn khi ở nhiệt độ 70- 90 độ C. Cao hơn bọt ngọt sẽ mất và bị biến đổi thành phần gây nguy hại đến sức khỏe.

Tránh sử dụng bột ngọt ở nhiệt độ thấp: Nếu nhiệt độ quá thấp, bột ngọt khó mà hòa tan vào món ăn mà còn nguyên ở dạng hạt không những ảnh hưởng đến mùi vị mà còn không tốt cho sức khỏe.

Món ăn chiên: Sử dụng bột ngọt ở các món ăn chiên sẽ gây tổn thương đến dạ dày.

Dị ứng bột ngọt nguyên nhân do đâu? 3Không nên sử dụng quá nhiều bột ngọt

Sử dụng một lượng vừa đủ: Bạn không nên sử dụng quá 6g bột ngọt mỗi ngày. Sử dụng lượng quá lớn chính là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp dị ứng.

Những người dễ bị dị ứng bột ngọt cũng nên tránh sử dụng loại gia vị này nhé.

Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng