Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng thời tiết là gì? Top 3 thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da

Ngày 18/07/2023
Kích thước chữ

Hiện tượng biến đổi khí hậu kèm theo ô nhiễm môi trường gây ra nhiều bệnh lý về da, trong đó có bệnh dị ứng thời tiết. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Lúc này, việc sử dụng thuốc dị ứng thời tiết nhằm giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh là điều cần thiết.

Có không ít người bị dị ứng thời tiết liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết và gợi ý về một số thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da trị bệnh hiệu quả.

Tổng quan về bệnh dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi nhiệt độ ngoài không khí quá nóng hoặc quá lạnh, từ đó gây ra các rối loạn trong cơ thể con người kèm theo những biểu hiện bên ngoài như da nổi mẩn đỏ, phù, ngứa, xung huyết, nổi mề đay.

Theo các chuyên gia, sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột được xác định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng do cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi vào những thời điểm thời tiết giao mùa. Khi đó, làn da chính là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột. Theo đó, bệnh dị ứng thời tiết được phân chia thành 2 loại: Dị ứng với thời tiết nóng và dị ứng với thời tiết lạnh.

Khi bị dị ứng thời tiết, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng trên da như sau:

  • Trên da xuất hiện ban đỏ kèm theo ngứa và nổi sần khi tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là trên các vùng da để hở như mặt, cổ, bàn tay, bàn chân gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh.
  • Da bị phồng rộp, tấy đỏ, phù hoặc bị xung huyết.
  • Nổi mề đay cấp tính trên khắp cơ thể.

Ngoài ra, người mắc phải tình trạng dị ứng thời tiết có thể xuất hiện thêm chứng viêm long đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau đầu, mệt mỏi… Lúc này, người bệnh nên sử dụng thuốc dị ứng thời tiết để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Dị ứng thời tiết là gì? Top 3 loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da 1
Da bị tấy đỏ là một triệu chứng của dị ứng thời tiết

Top 3 loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da

Một số loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Thuốc bôi Phenergan

Phenergan thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1. Hoạt chất chính của thuốc là Promethazine - một chất trung gian hóa học gây ra các phản ứng dị ứng.

Tác dụng của thuốc bôi Phenergan là làm giảm triệu chứng ngoài da và được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Sẩn ngứa
  • Mề đay
  • Côn trùng đốt
  • Dị ứng thời tiết.

Thuốc bôi Phenergan chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Dị ứng với Promethazine hoặc các thành phần khác có trong thuốc
  • Chàm
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Tổn thương trên da bị chảy nước
  • Bệnh ngoài da có dấu hiệu nhiễm trùng.

Cách dùng: Bôi một lớp mỏng ngoài da với tần suất 3 - 4 lần/ngày.

Dị ứng thời tiết là gì? Top 3 loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da 2
Phenergan là một loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da

Thuốc bôi Quantopic 0,1%

Quantopic có hoạt chất chính là Tacrolimus. Hoạt chất này có tác dụng ức chế miễn dịch nhằm phòng ngừa cũng như điều trị cấp tính sự đào thải tổ chức ghép trong ghép tim, gan, thận. Ngoài ra, Tacrolimus còn được sử dụng để điều trị viêm da trong viêm da dị ứng.

Quantopic 0,1% được chỉ định bôi ngoài da trong điều trị:

  • Viêm da dị ứng
  • Chàm
  • Dị ứng thời tiết.

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Trẻ dưới 16 tuổi
  • Dị ứng với Tacrolimus và Macrolid hoặc các thành phần khác của thuốc.

Cách dùng: Bôi lên vùng da bị tổn thương từ 1 - 2 lần/ngày.

Thuốc bôi Terfuzol

Thuốc bôi Terfuzol là một loại corticoid tại chỗ. Thuốc có chứa các thành phần chính là Clotrimazol, Nystatin, Triamcinolone, Neomycin.

Thuốc bôi Terfuzol có tác dụng cải thiện tình trạng tổn thương do viêm da, chống nấm.

Terfuzol được chỉ định bôi ngoài da trong các trường hợp:

  • Viêm da thần kinh
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Vết côn trùng cắn
  • Lichen phẳng
  • Vảy nến
  • Viêm da dị ứng, trong đó có dị ứng thời tiết
  • Nấm bẹn
  • Nấm kẽ tay
  • Lang ben.

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người bị bệnh da do virus, mụn trứng cá đỏ hoặc lao da.

Cách dùng: Bôi lên vùng da bị thương từ 2 - 3 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dị ứng thời tiết là gì? Top 3 loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da 3
Thuốc bôi Terfuzol cũng được chỉ định điều trị bệnh vảy nến

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da

Khi sử dụng thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất và không gây hại cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Trong một số trường hợp, người bệnh bị dị ứng thời tiết có thể không cần phải điều trị nếu chỉ bị nổi mề đay nhẹ và tự khỏi sau một vài ngày.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc bôi điều trị dị ứng thời tiết khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là nhóm thuốc có chứa corticoid.
  • Trong quá trình dùng thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều lượng nhằm tránh tình trạng quá liều hoặc kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ và làm sạch vùng da bị dị ứng trước khi bôi thuốc dị ứng thời tiết.
  • Cần kết hợp bôi thuốc điều trị với việc che chắn và bảo vệ vùng da bị dị ứng trước khi ra ngoài.
  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy biểu hiện bất thường khi dùng thuốc bôi dị ứng.
  • Người bệnh bị dị ứng thời tiết cần chú ý đến chế độ ăn uống như hạn chế tiêu thụ các loại hải sản, đậu phộng, nhộng, các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều chất béo, rượu bia… nhằm tránh các triệu chứng của dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin, đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như dâu tây, dưa hấu, hạnh nhân, cà rốt, sữa chua, cá hồi…
  • Một số người khi bị dị ứng thời tiết đã áp dụng biện pháp dân gian để trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng mà không trị dứt điểm được. Hơn nữa, trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng mà đắp các loại thuốc không đảm bảo vô khuẩn có thể khiến tình trạng này trở nặng và khó chữa hơn.
Dị ứng thời tiết là gì? Top 3 loại thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da 4
Hạn chế ăn đồ hải sản khi đang bị dị ứng thời tiết

Tóm lại, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ gây ra tình trạng dị ứng thời tiết kèm theo các triệu chứng xuất hiện sớm trên da. Nếu ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể không cần điều trị mà tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng có xu hướng nghiêm trọng hơn thì bạn cần sử dụng thuốc điều trị dị ứng theo chỉ định của bác sĩ, có thể là thuốc dị ứng thời tiết bôi ngoài da hoặc thuốc uống.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.