Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể của phái nữ có rất nhiều thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì thế mà không ít chị em bị tình trạng vùng kín nổi mẩn đỏ khi có kinh nguyệt. Vậy, tình trạng này do đâu? Làm thế nào để vùng kín không bị nổi mẩn đỏ khi có kinh nguyệt?
Máu hành kinh chính là môi trường thích hợp cho rất nhiều các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển. Vì thế, nếu vệ sinh không tốt, các chị em rất dễ bị nổi mẩn đỏ khi có kinh nguyệt, thậm chí là cả viêm nhiễm vùng chậu. Để biết thêm một số thông tin có liên quan tới tình trạng này cũng như cách phòng ngừa, mời các chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Có một số bệnh ngoài da xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em và gây nổi mẩn đỏ như:
Bệnh mề đay xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt thường là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc các chị em sử dụng thuốc kháng viêm giúp giảm đau bụng, dị ứng các sản phẩm vệ sinh sử dụng trong thời kỳ hành kinh. Bệnh sẽ gây ra những biểu hiện như hồng ban, sẩn phù có hình tròn hoặc hình bầu dục lan rộng dần và ngứa.
Các nốt sẩn có thể mờ dần trong khoảng vài giờ rồi dần xẹp và biến mất, sau đó chúng cũng có thể xuất hiện trở lại.
Viêm da kích thích (viêm da tiếp xúc) không liên quan đến cơ chế miễn dịch mà thường là do thay đổi tính chất sinh lý, sinh hóa của thượng bì. Các chất kích thích da như hoạt chất tẩy rửa, các loại xà phòng mạnh hay chất liệu bông, giấy thấm trong băng vệ sinh không phù hợp có thể gây nên tình trạng viêm da kích thích. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh sẽ phụ thuộc vào nồng độ của chất kích thích cũng như thời gian mà da tiếp xúc với chất đó.
Khi bị viêm da kích thích, các chị em sẽ gặp một số triệu chứng như da khô nứt, nổi mẩn đỏ, ngứa, dày da,...
Nấm mông và nấm bẹn là một trong những bệnh nấm rất thường gặp. Bệnh dễ phát triển trong điều kiện môi trường nóng và ẩm. Những tổn thương sẽ tạo thành một mảng có viền bờ rõ rệt và có vảy, phần giữa lành, bờ viền có mụn nhỏ lấm tấm và gây ngứa.
Nấm Candida trong thời kỳ kinh nguyệt cũng sẽ gây ra cảm giác ngứa, mẩn đỏ, tiểu buốt, giao hợp đau, âm đạo có chất nhầy màu kem, có huyết trắng lẫn mủ,...
Viêm nhiễm phụ khoa do vi trùng, siêu vi sẽ gây ra một số triệu chứng viêm tại chỗ như ngứa, mẩn đỏ,... và huyết trắng rất khó nhận biết. Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt là yếu tố khởi phát, tạo điều kiện cho vi trùng và siêu vi gây bệnh trở lại.
Ngoài nguyên nhân là các bệnh lý ngoài da, một số sai lầm trong quá trình chăm sóc vùng kín vào những ngày nguyệt san ghé thăm cũng có thể gây ra tình trạng vùng kín nổi mẩn đỏ. Cụ thể:
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt. Để biết được chính xác vấn đề mà mình đang gặp phải là gì, các chị em nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách chi tiết.
Để phòng ngừa tình trạng vùng kín bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu khi có kinh nguyệt. Các chị em hãy thực hiện một số điều quan trọng sau:
Quan trọng nhất, các chị em hãy sử dụng băng vệ sinh đúng cách, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt một cách đều đặn cũng như trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh các bệnh lý có thể mắc phải trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ để được giải đáp một cách chi tiết.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.