Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào?

Ngày 23/11/2024
Kích thước chữ

Các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ xảy ra khá phổ biến do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Do đó, cha mẹ cần nắm chắc cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé.

Trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt khi có sự biến động thời tiết. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Vậy cách phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ em như thế nào?

Tìm hiểu chung về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp ở trẻ là tình trạng có một hoặc nhiều bộ phận trong hệ thống ảnh hưởng đến phổi. Sau đó, không khí sẽ được lọc lại trước khi thực hiện quá trình trao đổi khí trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận trong hệ thống đường hô hấp sẽ gây cản trở cho quá trình hô hấp của cơ thể và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác. Các bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ em được chia thành 2 nhóm:

Góc giải đáp: Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào? 1
Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý viêm đường hô hấp

Theo thống kê của WHO cho biết, hàng năm có hơn 4 bệnh nhi tử vong do các bệnh lý viêm đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là do bệnh viêm phổi. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và tái nhiễm 4 - 6 lần/năm.

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm phổi đường hô hấp ở trẻ

Virus là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em. Một số loại virus gây bệnh thường gặp có thể kể đến như virus cúm, virus sởi, virus RSV, adenovirus, enterovirus, rhinovirus…

Các chủng virus kể trên có thể lây lan từ người sang người khi có sự tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn hoặc dịch tiết từ đường hô hấp có chứa virus gây bệnh do ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Sau đó, virus xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Do vậy, bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em rất dễ lây lan và phân tán nhanh chóng ở những khu vực đông người như nhà giữ trẻ, trường học, khu vui chơi…

Bên cạnh virus, vi khuẩn cũng là một trong các tác nhân thường gặp gây viêm đường hô hấp ở trẻ. Một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp có thể kể đến như phế cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn, Haemophilus Influenzae type B, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis…

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp ở trẻ như:

  • Cơ địa dị ứng thời tiết;
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn;
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại;
  • Hệ miễn dịch kém.
Góc giải đáp: Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào? 2
Virus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ

Trẻ nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Tất cả trẻ em đều nguy cơ mắc bệnh lý viêm đường hô hấp. Nhìn chung, trẻ em có khả năng bị viêm đường hô hấp cao hơn người lớn do:

  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ thường chưa phát triển hoàn thiện nên thường yếu kém hơn với người trưởng thành, từ đó dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp hơn.
  • Thời tiết: Hầu hết các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Điều này xảy ra do vào mùa này trẻ thường ở trong nhà và vi trùng có nhiều hơn, độ ẩm mùa này cũng giảm nhiều.
  • Đi nhà trẻ hoặc trường học: Các bệnh lý viêm đường hô hấp dễ lây lan với tốc độ tăng nhanh khi tiếp xúc gần.
  • Giao tiếp tay - miệng: Trẻ nhỏ thường có hành động chạm tay vào mắt - mũi - miệng một cách vô thức vào bất kỳ thời điểm nào khi chưa rửa tay.

Khi biết được các đặc điểm của bệnh, cha mẹ sẽ có các cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ tốt hơn. Vậy cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào?

Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào?

Dưới đây là các cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ đơn giản và hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Cha mẹ luôn chủ động cập nhật thông tin các loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dành cho trẻ. Từ đó, cha mẹ chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin chống lại tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
  • Thường xuyên rửa tay: Rửa tay thường xuyên là một cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ hiệu quả. Việc làm này giúp ngăn chặn sự lây lan các bệnh lý nhiễm trùng. Cha mẹ cần dạy trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng tiệt khuẩn dưới vòi nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ho hoặc hắt hơi.
  • Sử dụng dung dịch rửa tay nhanh: Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn là một giải pháp được áp dụng thay thế để khử trùng khi không có bồn rửa tay. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ sử dụng các sản phẩm dung dịch rửa tay nhanh lành tính, không gây kích ứng da.
  • Cách ly trẻ đã hoặc nghi ngờ bị viêm đường hô hấp ngay tại nhà để tránh lây lan bệnh cho trẻ khác.
  • Cha mẹ cần vệ sinh các bề mặt trẻ có thể tiếp xúc hoặc đồ chơi bằng chất tẩy rửa gia dụng để hỗ trợ trẻ phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp.
Góc giải đáp: Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào? 3
Trẻ tiêm vắc xin đầy đủ là một cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ

Vắc xin nào giúp phòng tránh viêm đường hô hấp ở trẻ em?

Viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, bao gồm virus, vi khuẩn và các yếu tố môi trường. Vắc xin là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa một số bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở trẻ em. Các vắc xin sau đây giúp phòng tránh các bệnh liên quan:

Vắc xin phế cầu (Pneumococcal vaccine)

Tác dụng: Phòng ngừa bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm màng não.

Các loại vắc xin:

Vắc xin Haemophilus influenzae type b (Hib vaccine)

Tác dụng: Phòng ngừa các bệnh nặng do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b gây ra, bao gồm viêm phổi, viêm màng não và viêm thanh quản.

Vắc xin cúm (Influenza vaccine)

Tác dụng: Phòng ngừa cúm mùa, nguyên nhân gây viêm phổi và làm nặng thêm các bệnh lý hô hấp khác ở trẻ em.

Loại vắc xin:

Vắc xin ho gà (Pertussis vaccine)

Tác dụng: Phòng ngừa bệnh ho gà, một bệnh nhiễm trùng gây ho dữ dội và suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Thành phần: Kết hợp trong vắc xin DTP (bạch hầu, uốn ván, ho gà) hoặc DTaP (ho gà vô bào).

Vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR vaccine)

Tác dụng: Phòng ngừa sởi, một bệnh nhiễm virus có thể gây viêm phổi nặng.

Vắc xin COVID-19

Tác dụng: Phòng ngừa nhiễm virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây COVID-19, có thể dẫn đến viêm đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em.

Lưu ý quan trọng:

  • Lịch tiêm chủng: Tiêm đầy đủ và đúng lịch để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
  • Tư vấn y tế: Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo trẻ được tiêm chủng phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ tuổi.
  • Biện pháp bổ sung: Ngoài tiêm vắc xin, cần chú ý vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng hợp lý và tránh tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.

Khi nào cần đưa trẻ bị viêm đường hô hấp đến bệnh viện?

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường khi đang bị bệnh viêm đường hô hấp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện ngay, kể cả khi thời gian đang là ban đêm. Một số dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ bỏ bú hoặc bỏ ăn trong thời gian dài.
  • Hành vi thay đổi thất thường, thờ ơ hoặc cáu gắt.
  • Thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Trẻ sốt trên 38,5 độ C liên tục và kéo dài trên 3 ngày.
  • Trẻ bị ngạt mũi nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau 10 ngày.
  • Mắt đỏ hoặc chảy dịch vàng.
  • Có các biểu hiện hoặc triệu chứng nhiễm trùng.

Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu trên khi bị viêm đường hô hấp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Góc giải đáp: Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ như thế nào? 4
Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C liên tục trên 3 ngày cần được đưa đến bệnh viện để điều trị

Tóm lại, các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ rất phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc thực hiện các cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ em cần được ưu tiên để bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về đặc tính của bệnh viêm đường hô hấp và áp dụng các cách phòng tránh viêm đường hô hấp cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin