Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng thời tiết là bệnh khá thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh có tính chất diễn biến dai dẳng, dễ tái phát, điều trị thường không thể dứt điểm. Vì vậy, câu hỏi “dị ứng thời tiết nên kiêng gì?” là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cụ thể bạn nhé!
Dị ứng thời tiết là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng có thể xảy ra đó là: Ngứa, mẩn đỏ, mề đay, ho, hắt xì, chảy nước mũi,... để lại cảm giác rất khó chịu. Thời tiết thay đổi là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được. Tuy nhiên, có một số cách khắc phục tình trạng này.
Nhiệt độ đột ngột thay đổi sẽ làm khởi phát tình trạng dị ứng thời tiết ở nhiều người, đặc biệt với những người đã có tiền sử dị ứng từ trước. Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm cơ thể không kịp thích nghi, gây ra các đáp ứng của hệ miễn dịch. Với những người dị ứng thời tiết nóng: Da luôn trong tình trạng ẩm ướt, tiết nhiều mồ hôi. Khi gặp môi trường gió lạnh là điều kiện thuận lợi dẫn đến những biểu hiện của dị ứng thời tiết.
Thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp thì gió lạnh sẽ làm cơ thể mất đi sự ổn định nhiệt độ, cơ thể sẽ phải kích thích vùng điều nhiệt để chống lại sự mất nhiệt đó. Kiêng gió không có nghĩa là bạn phải tự cách ly ở yên trong phòng, mà bạn vẫn có thể vận động, sinh hoạt bình thường, khi đi ra ngoài nên mặc quần áo và các trang phục để tránh cho da tiếp xúc với không khí lạnh.
Bên cạnh sự nhạy cảm của cơ thể với thời tiết thì một số thực phẩm gây dị ứng có thể khởi phát hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể, như là:
Protein
Một số loại protein được coi là mối đe dọa của những người có cơ địa mẫn cảm như: Sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, đậu nành, cá, hải sản, động vật có vỏ,... Khi bạn đã ăn những thực phẩm này, nhưng không chắc chắn rằng thực phẩm đó gây ảnh hưởng đến cơ thể, bác sĩ sẽ cho bạn làm các loại xét nghiệm dị ứng với loại thực phẩm thông qua da hoặc máu để có thể khẳng định chẩn đoán. Triệu chứng của từng loại dị ứng này có thể khác nhau, có thể ở tình trạng nhẹ chỉ mẩn đỏ, ngứa hoặc có thể đe dọa tới tính mạng như sốc phản vệ.
Lúa mì
Lúa mì là thực phẩm khá phổ biến. Tuy nhiên, một số người có tình trạng dị ứng với lúa mì, dị ứng với thành phần gluten. Do vậy, những người bị dị ứng với loại thực phẩm này cần phải ăn một chế độ không có thành phần gluten. Một số hiếm trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng lúa mì. Các triệu chứng bao gồm phát ban, hen suyễn, các vấn đề về tiêu hóa.
Thực phẩm lạnh
Câu hỏi nhiều người thắc mắc là "Dị ứng thời tiết nên kiêng ăn gì?". Câu trả lời là thực phẩm lạnh: Ăn thực phẩm quá lạnh mang tính hàn sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, tuần hoàn khó lưu thông và giải độc kém hơn khiến phản ứng dị ứng có thể xảy ra nghiêm trọng hơn.
Dị ứng thời tiết phải kiêng gì? Đó là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bên ngoài như là: Bụi nhà, khói bụi, nước hoa, phấn hoa, chất kích thích, hóa chất, phẩm màu,... Tránh đi ra môi trường quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian lâu. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc nên có các dụng cụ hỗ trợ như: Kem chống nắng, bao tay, ô, khăn quàng cổ,... để tránh cho da tiếp xúc với sự thay đổi thời tiết.
Khi có tổn thương da, cần hạn chế tối đa việc gãi, chà xát vào tổn thương, bởi vì nó có thể tăng tình trạng gây ra viêm da, nhiễm trùng. Và một thực tế là bạn càng gãi thì sẽ càng ngứa do động tác gãi tác động lên da làm giải phóng các chất trung gian hóa học nhiều hơn.
Chất kích thích như bia rượu có thể làm khởi phát các đợt tiến triển bệnh dị ứng thời tiết. Vì vậy, nên hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu, thay vào đó có thể sử dụng nước lọc tinh khiết, nước ép hoa quả,... giúp thanh lọc cơ thể và đào thải các chất cặn bã trong người.
Sử dụng thuốc bừa bãi là yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng. Mặc dù các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết gây ra các tình trạng vô cùng khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên không nên tự ý dùng các loại thuốc tây, lạm dụng thuốc sẽ gây dị ứng và các tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ các bạn nhé!
Da mất nước sẽ trở nên khô và làm tổn thương da khó hồi phục hơn so với loại da cơ được cung cấp đủ nước. Nên sử dụng thường xuyên các loại dưỡng ẩm để tăng độ ẩm, làm dịu da. Có rất nhiều loại dưỡng ẩm hiện nay, tuy nhiên nên lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp, dùng 2-3 lần/ngày, dùng ngay cả khi không có triệu chứng của bệnh để đề phòng những đợt tái phát.
Dị ứng thời tiết kiêng gì trong cách sinh hoạt? Với cơ địa những người đã bị bệnh, nên tránh tiếp xúc với nước quá nóng hoặc quá lạnh khi tắm. Nên sử dụng nước ấm vừa phải, trong phòng kín. Tắm xong nên lau khô người, sử dụng đèn sưởi hoặc quần áo ấm để không bị nhiễm lạnh.
Việc sử dụng các loại mỹ phẩm cần phải cân nhắc vô cùng cẩn thận. Các loại mỹ phẩm có thành phần kích ứng, phụ gia, hương liệu,... không nên sử dụng. Thay thế là các loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, các loại có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hiện nay trên thị trường tràn lan quá nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ cơ chế tác dụng, nhiều khi người mua mắc phải tình trạng tiền mất tật mang. Hãy là người tiêu dùng thông thái bạn nhé!
Khi đã có những tổn thương trên da, không nên mặc quần áo bó sát và chật chội, bởi vì nó có thể chà sát vào vết thương, làm bong da và làm tổn thương da nặng lên. Đồng thời, diện tích da tiếp xúc với vải nhiều sẽ tăng nguy cơ mẫn cảm với chất liệu vải, bột giặt, các tác nhân gây bệnh bám trên vải.
Nói chung dị ứng thời tiết là tình trạng mang tính cơ địa và không thể chữa khỏi hoàn toàn, cách tốt nhất là hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh để tránh bệnh khởi phát bạn nhé. Khi các biện pháp trên không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi "dị ứng thời tiết nên kiêng gì".
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.