Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bên cạnh các tác dụng quen thuộc và sự tiện dụng, loại thuốc này có thể gây dị ứng trong một số trường hợp, thậm chí là đe doạ tính mạng. Vậy dị ứng với thuốc hạ sốt paracetamol là gì? Các dấu hiệu và cách xử trí ra sao khi bị dị ứng paracetamol?
Dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất ra các kháng thể là các protein để phản ứng lại với một thuốc, hệ quả là các triệu chứng của dị ứng từ đỏ da cho đến sưng phồng nhiều vị trí trên cơ thể, thậm chí là đe doạ tính mạng đã được ghi nhận.
Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay khi vừa uống thuốc hoặc sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Dị ứng với thuốc paracetamol đã được báo cáo với các tình trạng đỏ da, mẫn ngứa cho đến các phản ứng tuy hiếm nhưng có thể đe doạ tính mạng như hội chứng Steven Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN),…
Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là một phản ứng độc hại và không định trước của một thuốc xảy ra ở liều thường dùng trong mục đích phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Phản ứng có hại của thuốc được phân loại thành hai loại cơ bản, loại A gồm những phản ứng dự đoán được và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, loại B gồm những phản ứng không thể dự đoán trước và chỉ xảy ra đối với một số trường hợp nhạy cảm.
Dị ứng thuốc là loại ADR không dự đoán được, bao gồm một loạt các phản ứng nhạy cảm qua trung gian hệ thống miễn dịch với những cơ chế và biểu hiện lâm sàng thay đổi khác nhau.
Dị ứng thuốc không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm trì hoãn việc điều trị, phải dùng đến các phương pháp điều trị thay thế và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Mày đay: Là triệu chứng khá phổ biến và thường xuất hiện đầu tiên khi bị dị ứng thuốc, bao gồm các tổn thương như sẩn, ngứa và phù.
Phù Quincke: Thường xuất hiện ở các vùng da tổ chức lỏng lẻo và các vùng da ở vị trí đặc biệt với biểu hiện là từng mảng sưng nề, đường kính khá to, khoảng 2 đến 10cm.
Sốc phản vệ: Có thể khởi phát rất nhanh, từ vài chục giây đến vài phút sau khi dùng thuốc, bắt đầu bằng cảm giác bồn chồn, vã mồ hôi, sau đó là ngứa ran khắp người, hạ huyết áp, tim đập nhanh, khó thở,... Nếu nguy hiểm có thể dẫn đến hôn mê, rối loạn tim mạch và thậm chí là tử vong.
Đỏ da toàn thân: Với biểu hiện sốt cao, đỏ da diện rộng, ngứa và nổi ban đỏ.
Hồng ban nhiễm sắc cố định: Bệnh nhân bị sốt, xuất hiện nhiều ban đỏ sau màu sẫm lại ở các vị trí như môi, chân tay, thân mình.
Hồng ban đa dạng: Biểu hiện là sốt với các tổn thương trên da như: Ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước, thường có hình tia bắn, tiến triển cấp tính toàn thân.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS): Là dị ứng thuốc thể bọng nước, với các bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên của cơ thể như mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn, diện tích da tổn thương <10% diện tích da cơ thể, có thể kèm theo tổn thương gan, thận, nặng có thể tử vong.
Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN): Là thể dị ứng nặng nhất, gồm:
Đặc trưng bởi dấu hiệu Nikolsky dương tính (dễ tuột da), với tỉ lệ tử vong cao 15 – 30%.
Hội chứng quá mẫn do thuốc (DRESS): Xuất hiện muộn (từ 1 – 8 tuần) nhưng với tỉ lệ gây tử vong cao. Biểu hiện gồm sốt cao, viêm họng, sưng hạch, viêm gan (xuất hiện ở 50% bệnh nhân) và tăng bạch cầu ái toan.
Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Bệnh thường khởi đầu mệt mỏi, sốt thường không cao, ban đỏ, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban đa dạng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thể lan rộng ra toàn thân. Xét nghiệm máu bạch cầu múi trung tính tăng cao.
Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như acid acetylsalicylic nhưng không gây tai biến nhiều như acid acetylsalicylic. Thuốc ít có tác dụng chống viêm nên không dùng để điều trị lâu dài các bệnh có viêm gây đau (viêm khớp dạng thấp). Tuy vậy, có thể dùng để điều trị đau do thoái hóa khớp, một bệnh ít viêm.
Paracetamol hoạt động theo cả cơ chế ngoại vi và thần kinh trung ương. Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giảm đau khác như codein sẽ cho tác dụng giảm đau vượt trội so với việc sử dụng đơn độc từng thành phần và còn có hiệu quả kéo dài thời gian giảm đau hơn.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng rất phổ biến hiện nay
Tên chung quốc tế: Paracetamol (acetaminophen).
Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, viên sủi, viên giải phóng kéo dài, dung dịch uống, dạng thuốc đạn, siro thuốc, dạng thuốc bột và dung dịch Paracetamol truyền tĩnh mạch.
Chỉ định: Các chứng đau từ nhẹ đến vừa và sốt do mọi nguyên nhân, bao gồm: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau tiêm vắc xin, đau sau nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với paracetamol. Bệnh gan cấp tính và bệnh gan nặng.
Thận trọng khi sử dụng:
Tác dụng không mong muốn, các tác dụng không mong muốn dưới đây đều ở tần suất rất hiếm gặp:
Paracetamol là thành phần của thuốc giảm đau hạ sốt, không kê đơn được sử dụng và bày bán rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Dị ứng với thuốc hạ sốt paracetamol là những trường hợp nhỏ, đôi khi được báo cáo và hiếm khi gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên da. Các phản ứng da nghiêm trọng có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã từng sử dụng paracetamol trước đó mà không có bất kỳ dấu hiệu dị ứng thuốc nào.
Dấu hiệu bị dị ứng thuốc paracetamol, đã được báo cáo bao gồm:
Các dấu hiệu dị ứng trên có thể gặp bất cứ lúc nào, bao gồm cả những người lần đầu tiên sử dụng paracetamol.
Hướng xử trí khi gặp các phản ứng nghiêm trọng trên da được khuyến cáo bởi Cục Quản lý Dược:
Bất kỳ bệnh nhân nào khi phát hiện các phản ứng trên da nghiêm trọng (xem các dấu hiệu lâm sàng để nhận biết phản ứng dị ứng ở phần trên) hoặc các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng paracetamol cần dừng thuốc ngay và tìm đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Những bệnh nhân đã từng bị các phản ứng nghiêm trọng trên da do paracetamol trước đó thì không được dùng thuốc trở lại và cần phải báo cho nhân viên y tế để có hướng chọn loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác thay thế.
Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.