Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng thuốc ofoxin và những điều cần biết

Ngày 30/04/2022
Kích thước chữ

Thuốc ofoxin hay còn gọi là ofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm quinolon trong nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofoxin khi uống có khả dụng sinh học cao hơn (trên 95%). Chỉ định điều trị của thuốc ofoxin trong những trường hợp nào? Để sử dụng an toàn không bị dị ứng thuốc ofoxin cần lưu ý những điều gì? Bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin về thuốc ofoxin và cách phòng ngừa dị ứng thuốc ofoxin.

Tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng nên việc dị ứng thuốc ofoxin là điều có thể xảy ra. Việc tìm hiểu về dị ứng thuốc ofoxin và cách phòng ngừa dị ứng thuốc ofoxin là một việc cần thiết.

Những điều cần biết về thuốc ofoxin

Dược lý và cơ chế tác dụng

Ofoxin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm:

  • Chủng nhạy cảm: Borderella pertussis, Campylobacter,  Acinetobacter, chủ yếu Acinetobacter baumannii, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Branhamella catarrhalis, Citrobacter freundii, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Morganella morganii, Neisseria pasteurella, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas aeroginosa, Salmonella  erratia, Shigella, Vibrio, Yersinia, Mobiluncus, Propionibacterium acnes,  Mycoplasma hominis. 
  • Chủng nhạy cảm vừa: Streptococcus pneumonia, Streptococcus, Corynebacterium, Chlamydiae, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae.
  • Chủng kháng thuốc: Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Staphylococcus kháng methicillin, Enterococcus, Nocardia asteroids, Listeria monocytogenes. 
  • Mycobacterium không điển hình.

Ofoxin có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofoxin ức chế DNA-gyrase của nhiều vi khuẩn Gram âm và ức chế topoisomerase IV của nhiều vi khuẩn Gram dương.

Dị ứng thuốc ofoxin và những điều cần biết 1

Thuốc ofoxin hay còn gọi là ofloxacin

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Ofloxin được dùng trong các bệnh:

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định với người có tiền sử quá mẫn với ofoxin, các quinolon khác và/hoặc các thành phần khác có trong chế phẩm.
  • Các thuốc diệt khuẩn fluoroquinolon như ciprofloxacin, ofoxin có thể gây thoái hóa sụn khớp ở các khớp chịu lực trên súc vật thực nghiệm. 
  • Không dùng thuốc ofoxin cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat-deshydrogenase.

Các tác dụng phụ của thuốc ofoxin 

Tác dụng không mong muốn (ADR) của thuốc ofoxin

Thường ofoxin được dung nạp tốt. Tỷ lệ tác dụng không mong muốn của ofoxin, ciprofloxacin và các thuốc kháng khuẩn fluoro-quinolon khác tương tự tỷ lệ gặp khi dùng các quinolon thế hệ trước như acid nalidixic.

  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng.
  • Da: Phát ban, các phản ứng trên da kiểu quá mẫn. 
  • Đau và kích ứng chỗ tiêm, đôi khi kèm theo viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối.
  • Thần kinh: Loạn thần, trầm cảm, ảo giác, co giật, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mất ngủ, ác mộng.
  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson, viêm mạch, và hoại tử nhiễm độc của da.
  • Ofoxin có thể gây ra các vấn đề với xương, khớp và các mô xung quanh các khớp ở trẻ em. Ofoxin có thể gây tổn thương thần kinh và tác dụng phụ này có thể không mất đi ngay cả khi bạn ngừng dùng ofoxin. Cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây: Tê, ngứa, đau ở cánh tay hoặc chân hoặc thay đổi bất thường về cảm nhận đối với ánh sáng, nhiệt độ,...

Dị ứng thuốc ofoxin và những điều cần biết 2

Phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng điều trị nếu có các triệu chứng trên.

Đưa người bệnh đến khám tại cơ sở y tế hoặc chuyên khoa da liễu thích hợp.

Quá liều thuốc ofoxin và cách xử trí

Quá liều thuốc ofoxin thường hay gặp ở người cao tuổi do không điều chỉnh liều cho phù hợp với chức năng thận.

Triệu chứng

Triệu chứng quá liều thuốc ofoxin hay gặp nhất là về thần kinh tâm thần như lú lẫn, cơn co giật cơ, ảo giác và các rối loạn gân - cơ. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng như rối loạn tiêu hoá (nôn, loét niêm mạc miệng), kéo dài khoảng QT trong trường hợp quá liều levofloxacin.

Xử trí

Chỉ có điều trị triệu chứng, không có thuốc giải độc đặc hiệu. Bên cạnh đó, cần theo dõi các biểu hiện thần kinh, theo dõi khoảng QT bằng điện tâm đồ. Đánh giá khả năng đào thải thuốc qua creatinin huyết. Người bệnh cần nghỉ ngơi một thời gian, tránh làm việc quá sức. 

Lưu ý trước khi dùng thuốc ofoxin

Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thuốc ofoxin:

  • Không kết hợp heparin vào trong cùng dung dịch với ofoxin vì có thể gây kết tủa.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ofoxin đối với người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương. Đối với người bệnh bị suy thận cần phải giảm liều.
  • Do nguy cơ mẫn cảm ánh sáng nên cần tránh phơi nắng hoặc tia cực tím.
  • Phải chú ý đến viêm gân, đặc biệt gân Achille ở người cao tuổi.
  • Chuẩn bị trước khi sử dụng thuốc ofoxin
  • Uống nhiều nước khi dùng ofoxin.
  • Cần thận trọng khi dùng thuốc ofoxin, đặc biệt đối với những người có tiền sử dị ứng thuốc. Cần sử dụng thuốc ofoxin theo chỉ định của bác sĩ. Khi cần tiêm hay truyền thuốc ofoxin nên đến các cơ sở y tế để có đủ điều kiện và phương tiện chống sốc phản vệ.

Dị ứng thuốc ofoxin và những điều cần biết 4

Heparin kết hợp với ofoxin gây kết tủa.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc ofoxin hoặc sau khi sử dụng, bệnh nhân xảy ra phản ứng với thuốc thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế.

Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin