Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng với nước: Biểu hiện và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ

Dị ứng với nước là một căn bệnh hiếm gặp nhưng không phải là không có. Hằng năm, số lượng người mắc bệnh lại tăng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Căn bệnh dị ứng với nước là gì? Biểu hiện như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao? Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nười dị ứng với nước da có thể bị mẫn cảm, nổi mề đay hoặc nặng hơn có thể dẫn đến viêm da, lâu ngày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tích tụ độc mà dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị dị ứng nước như thế nào? Xin mời các bạn tham khảo bài viết của chúng tôi.

Dị ứng được hiểu đơn giản là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài.

Dị ứng nước là gì?

Dị ứng với nước là tình trạng da nổi mẩn ngứa, mề đay, phát ban,... khi tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo hoặc ngay cả khi tiếp xúc với nước mắt và mồ hôi trên cơ thể. Đây được xem như một dạng dị ứng vật lý, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và cơ thể trở nên mệt mỏi. Dị ứng nước sẽ không xảy ra khi bệnh nhân uống nước vì nước uống không trực tiếp tiếp xúc với da. Tuy nhiên, một số bệnh nhân dị ứng nặng vẫn có triệu chứng bên trong miệng và môi.

Dị ứng với nước: Biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả 1 Dị ứng nước là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng với nước?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh dị ứng nước như:

  • Nguồn nước đang sử dụng không đảm bảo về chất lượng, một số chứa quá nhiều chất tẩy hoặc các chất gây hại vẫn chưa được lọc sạch như: Nước giếng, nước sông, nước biển, hồ bơi, nước máy,... 
  • Dị ứng nước do bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh mãn tính): Hiện nay, vẫn chưa có một xác minh nào khẳng định dị ứng nước là do di truyền. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy có rất nhiều gia đình 3 thế hệ đều có người mắc bệnh dị ứng với nước. Điều này càng khẳng định về khả năng di truyền của bệnh.

Các biểu hiện cho thấy bạn đang bị dị ứng nước

Dị ứng với nước thường rất dễ nhận thấy bởi các tổn thương trên bề mặt da, người mắc bệnh sẽ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết thông qua các biểu hiện sau: 

  • Trên bề mặt da xuất hiện các vết bớt đỏ, mẩn ngứa, mề đay,... gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, các dấu hiệu thường xuất hiện phổ biến trên cổ, lưng và cánh tay.
  • Tình trạng phát ban, mề đay lan nhanh trên bề mặt da. Khi tiếp xúc với nước có thể lan nhanh qua các vùng da lân cận. Nặng hơn có thể dẫn đến viêm da.
  • Cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, khó thở và có dấu hiệu đau đầu.
  • Dị ứng nước có thể sẽ xuất hiện tình trạng phát ban quanh miệng khi uống nước dẫn đến khó thở, khò khè, khó nuốt.
Dị ứng với nước: Biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả 2 Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã bị dị ứng với nước

Các phương pháp điều trị và phòng ngừa dị ứng với nước

Phương pháp điều trị

Dị ứng với nước là một căn bệnh hiếm gặp, không có nguyên nhân rõ ràng, có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Dưới đây là các phương pháp có thể giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh. 

Phương pháp 1: Sử dụng thuốc tây điều trị

Sử dụng thuốc tây là biện pháp được nhiều người sử dụng khi gặp các vấn đề về da dị ứng. Phương pháp này vừa nhanh, đơn giản lại có thể kiểm soát tốt tình trạng mẩn cảm của da. Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc cho phù hợp. 

Đầu tiên là các loại thuốc uống, khi bị dị ứng da sẽ có tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do hàm lượng histamin trong cơ thể tăng cao. Để kiểm soát tốt tình trạng này, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc như: Dexclorpheniramin, Hydroxyzine,... Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng khi sử dụng. 

Tiếp theo là dạng thuốc tiêm, với các trường hợp dị ứng nặng cần kiểm soát nhanh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tiêm. Thông thường thuốc được sử dụng là Epipen, một loại thuốc có chứa epinephrine, có khả năng làm tăng huyết áp, thúc đẩy hoạt động phổi và nhanh chóng giảm các tình trạng dị ứng nặng.

Cuối cùng là sử dụng thuốc bôi, các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng đồng thời có tác dụng hỗ trợ phục hồi da sau những tổn thương do viêm nhiễm dị ứng. 

Việc sử dụng thuốc điều trị cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc quá mức vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận và gây ra ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.

Dị ứng với nước: Biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả 3 Sử dụng thuốc tây để điều trị dị ứng với nước

Phương pháp 2: Sử dụng thuốc Đông y 

Một số loại dược liệu từ thiên nhiên như các loại lá ổi, lá khá, củ gừng,... có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng để đắp trực tiếp hoặc dùng nấu nước để tắm giúp giảm dị ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc nam này cũng chỉ được sử dụng hiệu quả khi được các bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn sử dụng.

Phương pháp 3: Sử dụng quang trị liệu

Đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng loại ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tím B) để có thể ức chế histamin hoạt động trên da. Việc điều trị này có tác dụng nhanh chóng làm giảm các triệu chứng dị ứng trên da. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời (trong ngày), nếu như lạm dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các tế bào da về sau. 

Phương pháp phòng ngừa

Đối với các bệnh nhân bị dị ứng với nước rất khó để có thể tránh được tuyệt đối các nguy cơ gây bệnh. Biện pháp tốt nhất dành cho các bạn là hãy hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với nước bằng cách: 

  • Tắm rửa, vệ sinh cá nhân một cách nhanh chóng.
  • Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, thường xuyên vệ sinh khu vực vệ sinh. 
  • Hạn chế vận động mạnh gây đổ mồ hôi. 
  • Lựa chọn các bộ trang phục thoáng mát, co giãn, có độ thấm hút tốt.
  • Chế độ ăn uống cần có sự cân nhắc kỹ càng, giảm bớt thức ăn chứa hàm lượng nước cao.

Ngoài ra, thói quen xem thời tiết cũng là một cách giúp bảo vệ bạn khỏi những cơn mưa bất chợt.

Dị ứng với nước tuy không quá nguy hiểm, nhưng lại làm người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần đến các bác sĩ chuyên khoa để có được những chẩn đoán và phương pháp điều trị chuyên sâu hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin