Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất phát từ nhiều yếu tố mà mẹ bầu thường dễ bị rạn da trong thời gian mang thai. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp được nhắc đến trong bài.
Rạn da trong thời gian mang thai là tình trạng xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Các vùng da dễ bị rạn khi mang bầu là những vị trí da mỏng, yếu như mông, ngực, bụng hoặc đùi. Tình trạng rạn da sẽ làm cho phụ nữ tự ti về ngoại hình của mình hơn sau khi sinh con. Vậy phải làm thế nào để ngăn ngừa và cải thiện rạn da khi mang thai? Chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Tình trạng rạn da ở bà bầu sẽ bắt đầu xuất hiện vào khoảng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Thời điểm này, cân nặng của mẹ bầu có sự thay đổi nhiều. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ khiến cho da không kịp thời co giãn. Trên bề mặt da lúc bấy giờ dần xuất hiện các vết rạn, nhất là ở vùng ngực và bụng. Ban đầu, những vết rạn da này sẽ có màu đỏ hoặc tím tùy theo cơ địa, sau đó sẽ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi sinh. Vết rạn da xuất hiện càng nhiều sẽ càng làm cho người phụ nữ sau sinh bị tự ti hơn về ngoài hình của mình.
Bên cạnh lý do tăng cân nhanh, nguyên nhân da bị rạn khi mang thai còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác như gen di truyền hoặc nội tiết tố thay đổi.
Theo kết quả khảo sát, hơn 90% phụ nữ sẽ bị rạn ra trong thời gian mang bầu. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động áp dụng các phương pháp phòng ngừa để mình nằm trong nhóm 10% không bị rạn da còn lại. Đồng thời, trong trường hợp da đã bị rạn, những biện pháp này cũng sẽ giúp cho vết rạn da mờ dần nhanh chóng.
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, khoa học sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và bé ổn định trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, để ngăn ngừa rạn da, hoặc tránh cho tình trạng này tiến triển nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể tăng cường thêm các thực phẩm tốt cho da vào thực đơn hàng ngày của mình. Một số thực phẩm giúp tăng độ đàn hồi cho da, cải thiện vết rạn như việt quất, cải bó xôi, bông cải, quả bơ, ớt chuông, cà rốt, ngũ cốc, gan bò, hạt óc chó, dầu cá, chocolate đen,...
Nước chiếm 3/4 trọng lượng của cơ thể. Nước giữ vai trò cấp ẩm cho da, thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Chính vì thế, một biện pháp ngăn ngừa và cải thiện rạn da khi mang thai đơn giản đó chính là uống đủ nước mỗi ngày. Cơ thể chúng ta cần 1,5 lít đến 2,5 lít nước trong ngày, tương đương với 8 ly nước. Trong trường hợp ra ngoài, mẹ bầu có thể mang theo chai nước nhỏ 300ml hoặc 500ml để uống dần.
Ngoài việc uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng trà thảo dược, ăn nhiều rau xanh hoặc các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, táo, dưa leo, cà chua,...
Tuy rằng mẹ bầu nào cũng sẽ tăng cân khi mang thai, nhưng để hạn chế tình trạng rạn da, bạn nên có kế hoạch tăng cân hợp lý. Việc tăng cân nhanh quá đà, không kiểm soát sẽ khiến da bị rạn nhanh và nhiều. Để tăng cân hợp lý, bạn nên tránh ăn quá nhiều cùng lúc.
Mẹ bầu nào được khuyến khích ăn nhiều khi mang thai, nhưng không đồng nghĩa với việc khẩu phần ăn mỗi bữa của bạn tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Ngược lại, bạn cũng không cần kìm hãm cảm giác thèm ăn. Khi cảm giác đói bụng và muốn ăn gì đó nhưng chưa đến bữa, bạn có thể ăn một ít trái cây, vừa thỏa mãn cơn đói lại vừa không làm tăng cân nhanh.
Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu thuận lợi, tăng độ đàn hồi cho da. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa rạn da khi mang thai, và làm mờ vết rạn sau khi sinh con. Một số bài tập phù hợp dành cho các bà bầu như Kegel, Yoga, Pilates, những động tác tập căng cơ,... Một điều bạn nên lưu ý là tránh tập các bài thể thao vận động mạnh, hoặc cần nhiều sức lực sẽ dễ gây tổn thương đến mẹ và bé.
Bên cạnh các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện rạn da khi mang thai kể trên, bạn có thể sử dụng sữa dưỡng thể Fixderma Preggers Elasticity Lotion cho da. Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Sản phẩm có thành phần gồm chiết xuất tự nhiên Helianthus Annuus (Sunflower) Seed Oil, Hippocastanum (Horse Chestnut) Seed Extract, Retinyl Palmitate, Tocopherol, Triticum Vulgare (Wheat) Germ Oil,...
Những hoạt chất này có công dụng tăng khả năng đàn hồi và săn chắc cho da, đồng thời cấp ẩm giúp da mịn màng và mềm mại hơn. Từ đó, ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn da, hoặc làm mờ nhanh chóng vết rạn đã xuất hiện trước đó.
Có thể nói rằng, vết rạn da được nhiều người xem là một dấu vết thiêng liêng của người mẹ. Tuy nhiên, nếu dấu vết này xuất hiện quá nhiều trên thân thể của mẹ bầu, thì nó lại vô tình trở thành lý do khiến họ mất tự tin về ngoại hình của mình. Vì thế, việc ngăn ngừa và cải thiện vết rạn da khi mang thai hoặc sau sinh là điều vô vùng cần thiết. Hy vọng rằng qua những thông tin trong bài, chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.
Bảo Vân
Nguồn: Hellobacsi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.