Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không?

Ngày 04/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ứng dụng phương pháp điều trị viêm màng bồ đào bằng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào, thuốc chứa Corticosteroid, liệu pháp nhắm mục tiêu và phẫu thuật hiệu quả.

Khi mắc phải bệnh viêm màng bồ đào thì điều quan trọng hơn hết là phải điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Nếu không được chăm sóc tốt thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt, thậm chí có thể mù lòa. Vậy điều trị bằng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm bồ đào

Để tìm được ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm bồ đào này là rất khó, có nhiều trường hợp không tìm ra được nguyên nhân rõ ràng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm màng bồ đào:

Nhiễm khuẩn: Trong đó, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn, xoắn khuẩn… được xem là một trong những nguyên nhân được tìm thấy nhiều nhất. Nhiễm khuẩn ngoại sinh trong các trường hợp chấn thương và phẫu thuật. Đối với nhiễm khuẩn nội sinh xuất phát từ các ổ viêm nhiễm lân cận như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang, viêm họng. Có thể từ bệnh toàn thân như phong, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, giang mai…

Do Virus: Một số gây bệnh viêm màng bồ đào như vi rút herpes, Zona, cúm, thủy đậu, sởi, quai bị…

Nhiễm nấm: Nấm nội sinh hay ngoại sinh như Candida, Aspergillus…

Yếu tố miễn dịch: Phát sinh từ các yếu tố miễn dịch như yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA, hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, hội chứng Reiter…

Tác nhân dị ứng: Các dị ứng gây viêm màng bồ đào do protein thủy tinh thể.

Nhiễm độc: Viêm màng bồ đào có thể do nhiễm độc từ hóa chất, độc tố tác nhân nhiễm khuẩn, u ác trong nhãn cầu…

Ngoài ra, còn có viêm màng bồ đào chưa rõ nguyên nhân.

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không? 1 Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm màng bồ đào

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không?

Nếu là viêm màng bồ đào ở phía trước mắt và không phải do nhiễm trùng thì phương pháp điều trị đầu tiên là thuốc nhỏ steroid. Tùy thuộc vào mức độ bị viêm của mắt mà tần suất nhỏ giọt sẽ ít hay nhiều. Bạn nên duy trì sử dụng cho đến khi nào bác sĩ thông báo rằng bệnh đã ổn thì dừng lại.

Khi mắc phải viêm màng bồ đào, bạn có thể bị mờ mắt trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bác sĩ điều trị có thể cung cấp cho bạn thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào để sử dụng cùng với steroid. Những loại thuốc này làm giãn đồng tử, giúp thư giãn cơ mắt và làm giảm đau. Bên cạnh đó, thuốc nhỏ mắt còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không? 2 Sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào

Phương pháp điều trị viêm màng bồ đào

Việc điều trị viêm màng bồ đào mắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Với mục tiêu chung là giảm tình trạng viêm ở mắt cũng như ở các bộ phận khác của cơ thể nếu có.

Điều trị nội khoa

Thuốc chống viêm

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt corticosteroid. Tuy nhiên nếu thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào không đáp ứng điều trị hiệu quả quả thì lựa chọn tốt hơn là cho steroid theo đường uống. Phương pháp này thường ứng dụng cho bệnh phía sau mắt, chúng mạnh hơn rất nhiều so với các dạng steroid khác.

Uống thuốc steroid điều trị theo đơn kê toa của bác sĩ. Khi sử dụng steroid trong một thời gian ngắn có thể gây tác dụng phụ như tăng cân, mụn trứng cá, hồi hộp, thay đổi tâm trạng và mất ngủ. 

Thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử (atropin) có thể được chỉ định để kiểm soát sự co thắt trong mống mắt và thể mi, giúp giảm đau mắt.

Thuốc điều trị nhiễm trùng

Nếu viêm màng bồ đào do vi khuẩn hoặc virus thì bạn có thể cần dùng một loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào để chống lại loại nhiễm trùng đó. Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể, bạn có thể dùng loại thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch để ngăn chặn tình trạng viêm như Azathioprine, Cyclosporine, Methotrexate, Mycophenolate. 

Khi dùng các loại thuốc này bạn nên thường xuyên đi xét nghiệm máu để theo dõi các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương đến gan.

Giảm nhẹ triệu chứng đau bằng các thuốc giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen.

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không? 3 Sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng viêm màng bồ đào

Liệu pháp nhắm trúng đích

Sử dụng thuốc sinh học mục đích nhắm vào một số bộ phận của hệ thống miễn dịch để ngăn chặn tình trạng viêm. Bạn có thể áp dụng những thứ này nếu như các phương pháp điều trị bằng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào và các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả.

Các loại thuốc sinh học mà bác sĩ có thể kê toa gồm Abatacept, Adalimumab, Infliximab và Rituximab. Các loại thuốc này có thể khiến bạn khó chống lại nhiễm trùng và khả năng mắc các bệnh ung thư.

Điều trị ngoại khoa

Nếu tình trạng viêm màng bồ đào mắt trở nên nghiêm trọng, sử dụng thuốc không hiệu quả và tái đi tái lại nhiều lần thì có thể áp dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Cắt bỏ tử cung: Bác sĩ sẽ thực thực phẫu thuật mắt để lấy ra một phần gel bên trong mắt còn được gọi là đục thủy tinh thể. Lúc này, không khí hoặc chất lỏng được bơm vào để thay thế những gì đã được lấy ra, và cuối cùng mắt bạn sẽ tự lắp đầy không gian bằng chất lỏng của chính nó.

Phẫu thuật cấy ghép: Bác sĩ sẽ đưa vào mắt bạn một nang nhỏ nhằm giúp giải phóng steroid để điều trị viêm màng bồ đào. Phương pháp này thường áp dụng điều trị viêm màng bồ đào ở phía sau mắt khó điều trị bằng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào, chúng sẽ được cấy ghép trong khoảng 2 - 3 năm.

Điều trị thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào có hiệu quả không? 4 Phẩu thuật cấy ghép cho bệnh viêm màng bồ đào

Như vậy, với những chia sẻ về cách điều trị bằng thuốc nhỏ mắt viêm màng bồ đào cùng những phương pháp khác có thể giúp bạn biết được cách điều trị nào là tốt nhất và ngăn chặn tình trạng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Kim Thoại

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm