Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm kết mạc giả mạc

Ngày 27/03/2022
Kích thước chữ

Viêm kết mạc giả mạc là một rối loạn khá phổ biến ở trẻ em. Việc bác sĩ chỉ định loại bỏ màng giả đôi khi khiến các bậc cha mẹ trẻ lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc có giả mạc và cách điều trị, phòng tránh bệnh nhé!

Viêm kết mạc giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu. Viêm kết mạc giả mạc rất dễ lây lan và có thể gây thành dịch khi hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết ở mắt của bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Viêm kết mạc giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu Viêm kết mạc giả mạc thường gặp nhất là viêm giác mạc do virus hoặc nhiễm trùng mắt do lậu cầu

Viêm kết mạc giả mạc là gì?

Viêm kết mạc giả mạc là một bệnh viêm kết mạc nghiêm trọng. Điều đó nói lên rằng, mắt xuất hiện giả mạc là dạng cuối cùng của bệnh viêm kết mạc, còn được gọi là mắt đỏ, một hiện tượng thường đáng sợ vì một khi có giả mạc thì càng khó điều trị hơn.

Giả mạc là một màng viêm màu trắng đục dính vào mặt sau của mí mắt và chỉ nhìn thấy khi mí mắt được nâng lên. Khi trong mắt xuất hiện giả mạc nghĩa là sức đề kháng của mắt yếu, bệnh có xu hướng nặng thêm, virus có độc tính cao. Giả mạc thường xuất hiện ở mí mắt, kết mạc mi trên, dưới và khi xuất hiện giả mạc, tình trạng bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.

Giả mạc gây chảy máu khiến mắt sưng tấy. Nếu không loại bỏ màng giả, bệnh càng diễn biến phức tạp. Do đó, cần có sự can thiệp của bác sĩ để giúp loại bỏ màng giả. Trong nhiều trường hợp, phải cắt bỏ nhiều màng giả để chữa khỏi bệnh.

Dấu hiệu nhận biết của viêm kết mạc giả mạc

Đây là một bệnh lý nguy hiểm về mắt. Bệnh nhân bị viêm kết mạc có giả mạc thường có các biểu hiện như sưng tấy, nổi cộm mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, có nhiều dịch nhầy trong mắt, viêm giác mạc, nhìn mờ…

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng điển hình như cộm, ngứa mắt, mi và kết mạc sưng, đỏ, dịch tiết chảy ra, chảy nước mắt, nhất là vào buổi sáng, khó mở mắt khiến trẻ phải dụi mắt rất nhiều.

Trong một số trường hợp viêm kết mạc giả mạc sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, ghèn mắt thường có màu vàng đặc như mủ, trong khi do virus, nó thường có màu trắng, dai và kéo dài thành sợi. Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng về đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi và thở khò khè.

Nếu các tình trạng này không được cải thiện sau 3 đến 5 ngày điều trị, thậm chí còn bị sưng mí mắt và chảy dịch hồng như máu thì rất có thể là giả mạc. Nếu phát sinh biến chứng, viêm giác mạc có thể gây chảy nước mắt, mờ mắt, chói mắt khi nhìn ánh sáng. Nếu không được điều trị và điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Viêm kết mạc giả mạc nếu không được điều trị và điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm loét giác mạc Viêm kết mạc giả mạc nếu không được điều trị và điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm loét giác mạc

Trong một số trường hợp nặng, sợi fibrine trong dịch tiết kết mạc kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành màng giả bám chặt vào bề mặt trong của kết mạc, gây phù nề mi mắt, loét biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo cả xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.

Điều trị viêm kết mạc có giả mạc

Khi bị viêm kết mạc có giả mạc, mắt sẽ bị sưng, thời gian thường kéo dài và thuốc không thẩm thấu được. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và cắt bỏ màng giả. Khi màng giả đã được cắt bỏ, bệnh có xu hướng giảm dần và lành sau 10 ngày.

Lớp màng giả cần được loại bỏ để rút ngắn thời gian điều trị và giúp mắt nhanh lành hơn. Trong quá trình loại bỏ màng giả, có thể chảy máu nhẹ, khó chịu và sưng tấy trong vài ngày. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhỏ thuốc kháng sinh, kháng viêm cho đến khi bề mặt mắt lành hẳn. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tự lành hoàn toàn sau khi điều trị, vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng.

Có thể chảy máu khi màng giả bị cắt bỏ. Vì vậy, bác sĩ khám bệnh cần giải thích rõ ràng với người nhà bệnh nhân để giảm bớt những lo lắng không đáng có. Đối với những đứa trẻ chưa biết nói lại càng khiến gia đình lo lắng hơn. Vì vậy, khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, tuyệt đối không được tự ý mua, sử dụng thuốc.

Nếu không loại bỏ màng giả, bệnh sẽ nặng hơn. Thuốc nhỏ mắt hoạt động tốt hơn khi màng giả được loại bỏ, giúp bệnh nhanh lành hơn. Khi vùng giả mạc được cắt bỏ, bệnh có xu hướng giảm dần và mất hơn 10 ngày để chữa lành. Vì vậy, đừng quá nôn nóng.

Viêm kết mạc nhìn chung không ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như viêm giác mạc, viêm loét giác mạc, dễ để lại sẹo và dẫn đến giảm thị lực lâu dài. Khi bị bệnh, bạn cần đi khám chuyên khoa mắt sớm, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Viêm kết mạc nhìn chung không ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm Viêm kết mạc nhìn chung không ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Phòng ngừa viêm kết mạc giả mạc

Khi bạn đã có những kiến ​​thức cơ bản về bệnh viêm kết mạc giả mạc, bạn có thể tránh lây nhiễm cho bản thân và gia đình.

  • Sử dụng khăn tắm và các vật dụng cá nhân riêng biệt ở nhà và nơi làm việc.
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi, không dụi mắt.
  • Thường xuyên rửa tay ở những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, văn phòng nơi có người bị viêm kết mạc, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Dùng nước rửa tay.
  • Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để xem liệu bạn có triệu chứng chảy nước mắt hay không. Ngâm và làm sạch kính áp tròng hàng ngày.
  • Đeo kính bảo hộ khi đi ra ngoài trong môi trường làm việc nhiều khói bụi hoặc ô nhiễm.
  • Tăng cường vitamin C, A, E và các chất dinh dưỡng khác...

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh viêm kết mạc giả mạc. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng hoặc dấu hiệu lạ ở mắt, bạn hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc lây lan cho những người xung quanh.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin