Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm amidan là căn bệnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất sức và đau đớn ngay cả khi nuốt nước bọt. Trái với viêm amidan nhẹ sẽ tự khỏi vài ngày, amidan nặng thường có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ngưng thở ở trẻ nhỏ.
Amidan là 2 phần mô tuyến nằm 2 bên thành sau họng, ngay khẩu cái mềm, có thể quan sát được khi há miệng. Vì vậy còn gọi là amidan khẩu cái. Ngoài ra còn có các amidan khác như amidan đáy lưỡi, amidan vòm (VA), amidan vòi tai tạo thành hệ mô tuyến của họng có chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của virus và vi khuẩn đối với cơ thể. Khi nào là bị viêm amidan nhẹ, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn vấn đề này.
Con đường lây nhiễm của virus, vi khuẩn có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân trong gia đình, trường học, công ty. Vi khuẩn hay virus sẽ lây lan trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt xì. Bất kỳ trường hợp lây nhiễm nào cũng đều có thể gây viêm amidan.
Do đặc điểm lây nhiễm qua đường hô hấp, nên amidan rất dễ bị viêm khi có các yếu tố nguy cơ đi kèm. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất hay thay đổi thời tiết làm niêm mạc vùng mũi họng giảm chức năng, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội. Ngoài ra, viêm amidan còn bắt nguồn từ nhiễm trùng răng miệng, viêm mũi xoang, viêm VA, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản...
Đa phần, người bệnh chỉ bị viêm amidan nhẹ, dễ dàng khỏi sau vài ngày điều trị thuốc. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Biểu hiện khi viêm amidan:
Biểu hiện khi viêm amidan nhẹ hay nặng đều là ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, khò khè, hôi miệng, khó nuốt, khó phát âm, hạch ở vùng cổ nhìn vào thấy bị sưng, đau.
Biểu hiện khi bị cấp tính:
Gây sốt cao, nhức đầu, cơ thể suy kiệt, các biểu hiện chung ồ ạt, mạnh mẽ hơn viêm họng mạn tính.
Khi viêm nhiễm lan xuống thanh khí phế quản, gây ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực. Khám thấy môi khô, lưỡi trắng bẩn.
Nếu do virus gây bệnh thì toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Hạch dưới góc hàm không sưng to.
Nếu do vi khuẩn gây bệnh thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Hạch dưới góc hàm sưng đau.
Biểu hiện khi bị mạn tính:
Khi bị viêm amidan nhẹ nhưng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến hình thành amidan mạn tính, với các biểu hiện:
Ngoài các trường hợp viêm amidan nhẹ, dễ khỏi sau vài ngày điều trị. Phần lớn các trường hợp viêm amidan gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và công việc thường ngày, cụ thể gồm: Khó thở, khó nuốt nước bọt và thức ăn, đau họng nhiều, sốt, uể oải, nhức mỏi toàn thân, nổi hạch cổ…
Đối với các trường hợp viêm amidan mạn tính, tái phát nhiều lần trong năm, còn có thể có các triệu chứng như: Ngủ ngáy, khó thở khi ngủ, hôi miệng, vướng họng hoặc ho khan kéo dài.
Amidan là cơ quan miễn dịch có chức năng tạo sức đề kháng cho trẻ em chống lại nhiễm trùng. Chức năng amidan hoạt động mạnh nhất trước 7 tuổi. Sau 7 tuổi hiệu năng hoạt động của amidan giảm dần. Nếu viêm nhiễm amidan cấp cần phải điều trị giảm đau hạ sốt với Paracetamol, Ibuprofen, các loại kháng viêm, bổ sung nước khi có sốt… Điều trị kháng sinh khi có nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tuy nhiên, ngược với viêm amidan nhẹ, khi được chẩn đoán là tình trạng viêm nhiễm nặng (viêm trên 4 lần/ năm), amidan khi ấy trở thành ổ gây bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, cần phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ. Có rất nhiều phương pháp cắt amidan phù hợp với thể trạng từng người bệnh. Cần có sự xem xét kỹ càng và chẩn đoán chính xác của bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp phẫu thuật phù hợp trước khi tiến hành cắt amidan.
Để phòng ngừa viêm amidan, đầu tiên cần chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất có thể để hạn chế việc vi khuẩn sót lại trong khoang miệng và vòm họng. Do cấu trúc của amidan là nhiều hốc cạnh nên đây cũng là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn vì thế ta không thể bỏ qua việc súc miệng thường xuyên để làm sạch amidan, bảo vệ cơ thể.
Kế đến, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung nhiều vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cho ta sức đề kháng tốt khiến cho vi khuẩn rất khó có thể tấn công. Ngoài ra, cần phải bỏ hút thuốc lá và uống rượu bia cũng như các thói quen không lành mạnh khác để giảm thiểu tối đa lượng vi khuẩn phát triển trong miệng.
Mẫn Mẫn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.