Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh đau dạ dày ở trẻ chủ yếu là do vi khuẩn HP gây nên, sinh sống trong dạ dày của trẻ và gây viêm loét dạ dày. Khi trẻ mắc bệnh đau dạ dày điều cần nhất là ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ vượt qua cơn đau và giảm các bệnh chứng bệnh nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh đau dạ dày.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp và sử dụng đúng cách là biện pháp tốt nhất mẹ có thể giúp bé vượt qua bệnh đau dạ dày. Mách mẹ những loại thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp hỗ trợ chữa lành viêm loét dạ dày hiệu quả.
Dạ dày khi bị vi khuẩn HP tấn công sẽ bị tổn thương, từ đó chức năng tiêu hóa thức ăn cũng bị suy yếu đáng kể. Lúc này mẹ nên sử dụng những thức ăn mềm và thanh mát để giảm áp lực làm việc của dạ dày.
Những thức ăn tốt cho dạ dày nên được chế biến mềm, nhuyễn và dễ tiêu hóa: cho trẻ ăn cơm mềm, cháo thịt xay nhuyễn, súp rau củ và những thực phẩm từ sữa..sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa axit trong dạ dày.
Những loại rau củ quả mềm và non như đậu bắp, rau đay, rau mồng tơi, rau dền, bắp cải, giá đỗ, rau xanh, các loại bí để giúp cung cấp vitamin và chất xơ để giúp dạ dày mau hồi phục, không cần sản sinh nhiều axit để tiêu hóa thức ăn. Hạn chế ăn những rau củ cứng như súp lơ, dưa leo, củ cải…
Những thức ăn có chứa nhiều tinh bột và mềm mịn như bánh mỳ, bánh ngọt, thịt, cá, trứng, sữa, được nấu nhuyễn hoặc cắt nhỏ để ức chế tiết dịch dạ dày và giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn.
Các loại trái cây và nước ép như chuối, táo, nước dừa, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm dịu vết thương trong dạ dày, giúp loại bỏ vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Khi chế biến thức ăn, mẹ nên tận dụng lượng mỡ từ cá để cung cấp nhiều axit béo có ích cho cơ thể, vừa giúp cung cấp năng lượng giúp trẻ mau vượt qua cơn đau dạ dày vừa giúp tăng sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.
Ăn thức ăn được chế biến thanh mát, ít vị, lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn cũng vừa phải, không quá nhiều hoặc quá ít. Những thực phẩm quá cay, quá mặn hoặc quá chua sẽ khiến dạ dày của trẻ bị viêm loét nặng hơn và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trong.
Những loại gia vị gây kích thích dạ dày như muối mặn, ớt, tiêu, giấm, mù tạc, chanh… sẽ khiến dạ dày bị kích thích, khiến cơn đau không dứt, trẻ ăn không ngon, ngủ không yên.
Không cho trẻ dùng những thức ăn lên men, thức ăn nhanh hoặc thức ăn đã chế biến sẵn. Những thức ăn này dễ có vị chua và nồng độ axit cao, khiến trẻ bị khó tiêu, đau bụng và nôn ói.
Không dùng những thức ăn cứng, sống như gạo lứt, các loại đậu cứng hoặc thức ăn cứng, khó nhai và chưa được chế biến chín. Những loại thức ăn này dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày.
Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh. Ngoài chế độ ăn thì mẹ hãy nhớ cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm khoảng từ 40º - 50ºC. Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ uống nước ngay sau bữa ăn vì sẽ khiến dịch tiêu hóa của dạ dày bị loãng, tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống nước trước khi ăn.
Không được cho trẻ ăn lúc quá đói hoặc quá no, mà nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, ngoài 3 bữa chính thì nên có thêm 2-3 bữa ăn phụ.
Không nên cho trẻ ăn cơm được chan nước canh vì dễ khiến trẻ nuốt trọng, không nhai kỹ làm cho thức ăn khó tiêu và gây áp lực lên thành niêm mạc dạ dày. Hãy tập cho trẻ cách ăn chậm và nhai kĩ để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
Không được cho trẻ chạy nhảy hoặc tắm rửa ngay sau khi ăn sẽ làm cơn đau dạ dày thêm trầm trọng hơn và dễ nôn ói. Nghỉ ngơi đúng cách sau khi ăn và không được ăn dặm bằng trái cây ngay sau bữa ăn.
Không nên ăn nhiều thức ăn vào bữa tối, tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn bữa tối trước 6 giờ, sau đó uống thêm sữa vào 8 giờ và sinh hoạt nhẹ nhàng sau đó mới đi ngủ.
Trẻ bị đau dạ dày có thể biếng ăn nên mẹ không nên quá căng thẳng với trẻ, giục trẻ ăn nhanh vì sẽ khiến trẻ bị áp lực, tăng axit trong dạ dày khiến cơn đau thêm nặng hơn. Để kích thích trẻ ăn mẹ nên kể chuyện vui hoặc cho dùng những thực phẩm bắt mắt kích thích vị giác, không nên dụ trẻ vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn vì dễ khiến trẻ mất tập trung khi ăn.
Trên đây là những cách giúp mẹ vừa chăm sóc con mau hết bệnh viêm dạ dày vừa giúp trẻ thoát khỏi những nguy cơ biến chứng bệnh dạ dày, tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với việc sử dụng thuốc và điều trị bệnh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trúc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.