Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đo nhãn áp là phương pháp kiểm tra áp lực nội nhãn, đây là một phần của kiểm tra mắt thường xuyên. Để hiểu hơn về phương pháp đo nhãn áp là gì cũng như các cách và quy trình đo nhãn áp cho mắt, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Đo nhãn áp là phương pháp đo áp lực bên trong mắt, được gọi là áp lực nội nhãn (IOP). Thủ thuật này được sử dụng để kiểm tra xem một người có bị tăng nhãn áp không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật đo nhãn áp là gì? Và những ai cần đo nhãn áp?
Đo nhãn áp là cách thực hiện để đo áp suất bên trong mắt của bạn, còn được gọi là đo nội nhãn. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra xem có bị tăng nhãn áp hay không. Bởi tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt có nguy cơ dẫn đến mù lòa, do bị tổn thương các dây thần kinh thị giác. Khi các tổn thương này tích tụ lâu ngày, làm chất lỏng trong của bạn không thể thoát ra ngoài đúng cách dẫn tới tăng nhãn áp.
Thực hiện đo nhãn áp bằng cách ghi lại khả năng chịu áp lực của giác mạc, dùng thuốc nhỏ mắt làm tê bề mặt mắt. Sau đây là những kỹ thuật đo nhãn áp:
Đo nhãn áp áp tròng còn gọi là kỹ thuật Goldmann. Kỹ thuận này sử dụng một đầy dò nhỏ nhẹ nhàng ép vào giác mạc để đo áp lực trong mắt, đồng thời bác sĩ cũng sử dụng một kính hiển vi được gọi là đèn khe để nhìn vào mắt. Từ đó, áp suất trong mắt được đo bằng lực cần ép để làm phẳng giác mạc. Máy đo nhãn áp này cực kỳ chính xác và được bác sĩ sử dụng để đo áp lực nội nhãn sau khi đã thực hiện các phương pháp đơn giản, nhờ đó giúp bác sĩ có thể xác định được rằng bạn có bị tăng nhãn áp hay không.
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến để kiểm tra tình trạng tăng nhãn áp. Cách đo nhãn áp này cũng chính xác nhưng kết quả có thể chênh lệch so với đo nhãn áp áp tròng. Khi thực hiện đo nhãn áp, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt đầu tròn của công cụ trông giống như một cây bút trực tiếp lên giác mạc, sau đó kết quả đo sẽ hiển thị trên bảng điều khiển máy tính nhỏ.
Đây là đo nhãn áp bằng khí, dùng nhãn kế không tiếp xúc không chạm vào mắt và sử dụng làn không khí để làm phẳng giác mạc. Đo nhãn áp không tiếp xúc không phải là phương pháp tốt nhất, tuy nhiên nó thường được sử dụng như một phương pháp đơn giản để kiểm tra tình trạng tăng áp lực nội nhãn của trẻ nhỏ. Đo nhãn áp không tiếp xúc không sử dụng thuốc nhỏ làm tê mắt.
Theo ý kiến bác sĩ có thể đề xuất đo nhãn áp nếu bạn bị nghi ngờ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Sau khi thực hiện các phương pháp kiểm tra cho thất có vấn đề, bạn có thể được yêu cầu tiến hành đo nhãn áp để xác nhận hoặc loại trừ khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp.
Những người có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp:
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành kiểm tra nếu gặp phải các triệu chứng về mất dần thị lực ngoại vi như tầm nhìn bị thu hẹp dần, đau mắt nặng, thấy quầng sáng ánh đèn hoặc bị đỏ mắt. Hầu như tất cả những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.
Việc đo nhãn áp sẽ được tiến hàng trong nhiều tháng hoặc có thể nhiều năm để có thể phát hiện bệnh tăng nhãn áp ở mắt. Bởi áp lực nội nhãn có thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau trong ngày, nên chỉ phương pháp đo nhãn áp thì cũng không thể phát hiện bệnh lý này. Nếu áp lực nội nhãn cao, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp khác là soi đáy mắt, xét nghiệm về mắt, kiểm tra thị lực cho mắt.
Trước khi thực hiện các phương pháp này, bạn nên tìm hiểu rõ và cẩn thận, nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể tham khảo qua ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhất.
Sau khi đo nhãn áp, bạn có thể có cảm giác cộm trên giác mạc, nó sẽ tự biến mất trong vòng 24 giờ sau đó. Một số người sẽ cảm thấy lo lắng khi tiến hành phương pháp đo nhãn áp cần tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, máy đo nhãn áp dạng phun chỉ thổi một luồng hơi chạm vào mắt.
Nếu như bạn cảm thấy đau mắt trong thời gian đo nhãn áp hoặc trong 48 giờ sau khi đo nhãn áp thì hãy báo ngay cho bác sĩ. Hay có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện thì có thể tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bài viết đã chia sẻ đến các bạn về đo nhãn áp là gì, cũng như những phương pháp tiến hành đo nhãn áp hiệu quả. Từ đó có thể phát hiện bệnh sớm nhất để đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đôi mắt của chính mình.
Kim Thoại
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.