Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Glaucoma hay cườm nước, thiên đầu thống là một bệnh lý về mắt. Không thể điều trị triệt để chỉ có thể kiểm soát và làm chậm quá trình suy giảm thị lực. Được mệnh danh là “kẻ đánh cắp” thị giác thầm lặng có mức độ nguy hiểm hàng đầu thế giới dẫn đến mù lòa.
Với tỷ lệ mắc glaucoma tăng lên hằng năm và bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải, đặc biệt là với người lớn ngoài 50 tuổi. Vì triệu chứng khi mới bắt đầu thường là mờ mắt hoặc không có dấu hiệu rõ rệt khiến người bệnh bị nhầm lẫn với loạn thị do tuổi tác. Điều này dẫn đến khi phát hiện, bệnh có thể ở mức độ nặng và lúc này điều trị sẽ khó khăn hơn.
Glaucoma là một nhóm bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác không thể hồi phục và có thể dẫn đến mất thị lực. Dây thần kinh thị giác là một bó gồm hơn 1 triệu sợi thần kinh nối võng mạc với não. Bệnh là sự chết dần của các tế bào hạch võng mạc (nơi dây thần kinh thị giác truyền tín hiệu hình ảnh từ mắt đến não) hay do ảnh hưởng của tăng nhãn áp hoặc bệnh tim mạch.
Bệnh glaucoma do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng yếu tố thường liên quan nhất là hiện tượng tăng nhãn áp hoặc giảm lưu lượng máu đến dây thần kinh thị giác. Cũng có thể là do bẩm sinh hoặc tổn thương ở mắt.
Tăng nhãn áp hay quá trình lưu thông thuỷ dịch không được cân bằng dẫn đến bệnh glaucoma, nhưng không phải ai mắc glaucoma cũng do tăng nhãn áp, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến bệnh glaucoma. Những người ngoài 50 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Những bệnh nhân mới bị thường có biểu hiện mờ mắt như thể có một làn sương mờ, quầng đen xung quanh, có thể kèm theo đau ở một bên mắt kéo dài đến nửa bên của đầu, buồn nôn nếu xuất hiện cơn tăng nhãn áp cấp tính. Glaucoma mãn tính thường ít đau mà chủ yếu là giảm thị lực, phản ứng chậm với môi trường từ sáng vào tối hoặc thu hẹp tầm nhìn.
Bệnh glaucoma thực chất là một bệnh của dây thần kinh thị giác có thể hoặc không liên quan với bệnh tăng nhãn áp. Vì vậy, nhiều bệnh nhân không bị đau mắt do tăng nhãn áp nhưng vẫn bị glaucoma.
Glaucoma góc mở xuất hiện phần lớn ở người trung niên, lớn tuổi hoặc với những người có yếu tố di truyền. Bệnh glaucoma tiến triển chậm và thường không thể phát hiện trong thời gian dài. Tình trạng này có thể cải thiện nhờ điều trị nhưng trong một số trường hợp cũng cần phẫu thuật để có thể lưu thông thuỷ dịch.
Bệnh Glaucoma thứ phát là do các bệnh lý khác gây ra như khối u mắt, phẫu thuật mắt, chấn thương mắt hoặc đục thủy tinh thể ở giai đoạn nặng.
Đây là dạng bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam, thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, do nhãn áp tăng giảm đột ngột. Không giống glaucoma mãn tính bệnh có các triệu chứng rõ ràng như đau mắt dữ dội, nhìn mờ, đỏ, tiết dịch hoặc buồn nôn.
Loại bệnh này xảy ra khi mới sinh, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
Để chẩn đoán bệnh glaucoma, bệnh nhân phải đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được khám toàn bộ. Kiểm tra mắt, đo nhãn áp, kiểm tra tổng thể nửa trước và nửa sau nhãn cầu. Sau đó, bệnh nhân được làm các xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện có phải tổn thương dây thần kinh thị giác hay thu hẹp tầm nhìn hay không.
Tổn thương tầm nhìn và dây thần kinh thị giác có thể gặp ở nhiều bệnh. Nhưng ở bệnh glaucoma, tiến triển có thể rất âm thầm, người bệnh thường chỉ nhận biết ở giai đoạn nặng ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác.
Điều trị bệnh glaucoma càng sớm càng tốt để làm chậm sự tiến triển của bệnh và hạn chế nguy cơ mù lòa. Các biện pháp điều trị glaucoma như:
Sử dụng thuốc: Thuốc ở dạng thuốc nhỏ mắt hoặc viên uống có công dụng làm giảm áp suất trong mắt bằng cách giúp thuỷ dịch thoát ra khỏi mắt. Bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để tránh tác dụng phụ.
Phẫu thuật: Chỉ được thực hiện khi việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả và thường áp dụng trong trường hợp cấp tính.
Không có cách ngăn ngừa hay chữa trị bệnh glaucoma hoàn toàn. Tuy nhiên, việc khám định kỳ có thể phát hiện và điều trị sớm có thể hạn chế suy giảm thị lực hay mù lòa. Đối với những đối tượng có nguy mắc glaucoma như di truyền, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, người lớn ngoài 50 tuổi nên đi khám sàng lọc.
Tóm lại, đi khám mắt thường xuyên 1 - 2 lần/ năm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh glaucoma và các bệnh về mắt khác. Luôn lựa chọn phòng khám mắt uy tín để khám và điều trị các bệnh về mắt. Điều quan trọng cần lưu ý tiếp theo là sau khi điều trị và triệu chứng thuyên giảm cũng không nên chủ quan. Vì tình trạng bệnh chỉ được kiểm soát không phải được điều trị hoàn toàn. Bệnh nhân vẫn cần theo dõi thường xuyên để tránh giảm thị lực.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.