Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp hiện nay rất đa dạng. Bởi nó đã trở thành căn bệnh phổ biến, nếu không chú ý phòng ngừa thì bạn cũng có thể
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị huyết áp thấp nhất. Tình trạng huyết áp thấp thường xuất hiện khi chị em mang thai trong khoảng 24 tuần đầu. Nhưng nếu được kiểm soát hiệu quả thì huyết áp sẽ trở lại bình thường ngay sau khi sinh.
Đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp. Các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim, hở van tim … thường dẫn đến tụt huyết áp. Vì nó thường ngăn chặn khả năng lưu thông của máu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt là não bộ, khi não bộ thiếu máu sẽ dẫn tới tụt huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Người mắc các bệnh về nội tiết như là về tuyến giáp, bị suy tuyến giáp, bệnh đường huyết, tiểu đường, suy tuyến thượng thận … thường sẽ gây làm huyết áp. Khi bị mắc những bệnh trên, người bệnh sẽ mắc thêm huyết áp thấp.
Khi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, vết nhiễm trùng chứa vi khuẩn sẽ đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết khiến huyết áp bị giảm. Tình trạng này được gọi là sốc nhiễm khuẩn, tuy nhiên cần chú ý vì nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Những người bị mất máu nhiều cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị huyết áp thấp. Bởi tình trạng mất máu do vết thương hay chảy máu nội bộ sẽ làm cơ thể bạn bị giảm lượng máu, kéo theo dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
Những người bị tiêu chảy, sốt… thường sẽ bị mất nhiều nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ gây chóng mặt và mệt mỏi, từ đó làm huyết áp bị sụt giảm. Điều này lý giải vì sao người bị huyết áp thấp cần uống nước nhiều hơn người bình thường.
Tình trạng này còn được gọi là dị ứng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ bị khó thở, cơ thể nổi mụn nhọt, mề đay gây ngứa, thậm chí sưng cổ họng và bị tụt huyết áp.
Chế độ ăn uống nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ gây thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt thiếu các vitamin B, Folate sẽ gây bệnh bị huyết áp thấp.
Có 1 số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ là tụt giảm huyết áp, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc tim, thuốc chống trầm cảm… Do đó, người phải sử dụng các loại thuốc này cũng có thể là đối tượng dễ bị huyết áp thấp rất cao.
Huyết áp thấp cũng được coi là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, ngăn chặn. Việc tụt huyết áp đột ngột có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường tới sức khỏe cũng như cuộc sống. Phụ nữ thường bị huyết áp thấp nhiều hơn nam giới.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.