Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đồng cảm là gì? Cơ chế não bộ tạo ra sự đồng cảm

Ngày 19/02/2023
Kích thước chữ

Trong xã hội hiện nay, sự đồng cảm được coi là một trong thước đo sự gần gũi, thương yêu giữa con người với nhau. Vậy đồng cảm là gì, cơ chế hoạt động não bộ tạo ra sự đồng cảm như thế nào và làm thế nào để đồng cảm với người khác? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!

Nếu chúng ta có sự đồng cảm cao với người khác, mối quan hệ và sự thân thiết, gần gũi sẽ được tăng lên. Nhờ đó, cuộc sống sẽ dễ chịu và thoải mái hơn mỗi ngày. Vậy đồng cảm là gì và chúng ta phải làm gì để hệ thần kinh và não bộ có sự đồng cảm một cách tự nhiên? Dưới đây là những thông tin khoa học giúp bạn giải đáp vấn đề trên. 

Đồng cảm là gì? Lợi ích của sự đồng cảm 

Sự đồng cảm được định nghĩa là sự thấu hiểu trải nghiệm của người khác, giống như việc bạn nghĩ rằng mình đã có những trải nghiệm giống họ. Khi có sự đồng cảm, chúng ta cảm nhận được những cảm xúc như niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau mà người khác đang có.

Vậy lợi ích của đồng cảm là gì? Đây được coi là nền tảng cho sự tử tế và cảm thông. Nó giúp chúng ta gắn bó, gần gũi và thấu hiểu hơn trong quan hệ giữa người với người. Không những vậy, đồng cảm còn là một trong những phương thức để giúp đỡ người mắc chứng tự kỷ hòa nhập với cộng đồng hơn. Mặt khác, đây còn là cơ sở khoa học để chúng ta học cách kiểm soát cảm xúc của mình và phục hồi tình trạng cơ thể do chấn thương sọ não, bệnh tật hoặc tuổi tác gây nên.

Thuật ngữ đồng cảm khác với sự cảm thông, nó được coi là có giá trị chiều sâu hơn bởi sự cảm thông chỉ tập trung vào việc phản hồi hoặc phản ứng lại những trải nghiệm đó của người khác. Trong khi đó, đồng cảm là chính bản thân sống trong cảm xúc của đối phương. 

Đồng cảm là gì 1
Đồng cảm là gì luôn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm

Theo nghiên cứu về tâm lý, sự đồng cảm được chia làm hai loại như sau: 

Đồng cảm cảm xúc

Đồng cảm cảm xúc là trạng thái có thể cảm thấy cùng có cảm xúc với người khác. Nếu họ đang đau khổ, bạn cũng đau khổ trước khó khăn của họ, sau đó sẽ nảy sinh tình thương. Tuy nhiên, cảm giác đau khổ mà bạn cảm thấy không cùng tầng bậc cảm xúc với người kia, mà đó là cảm giác buồn bã của cá nhân bạn khi người khác đang phải trải qua một điều gì đó đau đớn mà thôi. 

Đồng cảm nhận thức

Đây là cách mà bạn có thể nhận thức và hiểu về mặt lý trí những gì mà người khác đang trải qua. Cách để đồng cảm với người khác này được coi như một kỹ năng và cần thời gian để trau dồi. Bạn sẽ cần thời gian để học cách xác định một số cảm xúc và hành vi.

Cơ chế hoạt động não bộ tạo ra sự đồng cảm

Một số lý thuyết cho rằng sự đồng cảm chỉ đơn thuần là quá trình mô phỏng cảm xúc tương tự ở bản thân mà chúng ta thấy ở người khác. Tuy nhiên, theo các phân tích não bộ có thể thấy rằng chúng ta có các tế bào thần kinh chuyên biệt trong não được gọi là “tế bào thần kinh gương”, nó được kích hoạt khi chúng ta nhìn và cảm nhận cảm xúc. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự đồng cảm được tạo ra từ những tế bào này.

Ở một sự phân tích khác, các nhà khoa học khác cho rằng sự đồng cảm còn được tạo ra thông qua trí tuệ. Tức là chúng ta có thể trải nghiệm sự đồng cảm bằng cách nhìn người khác và dùng lý trí để xác định cách chúng ta nên cảm thấy hoặc phản ứng với cảm xúc của người khác ra sao. Nói một cách khác đó là bắt chước cảm xúc.

Bằng việc sử dụng các thiết bị tiên tiến, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những hành động bắt chước cảm xúc của người khác diễn ra trong thùy đảo của não người. Thông qua quan sát bằng mắt, não bộ nhận được tín hiệu và tạo ra cảm xúc tương tự. Đó được coi là cơ chế dễ dàng nhất để hình thành nên sự đồng cảm. 

Đồng cảm là gì 2
Não bộ có khả năng bắt chước cảm xúc để tạo sự đồng cảm

Làm thế nào để đồng cảm với người khác?

Vậy làm thế nào để chúng ta đồng cảm với người khác? Như đã nêu ở trên, đồng cảm cần được rèn luyện qua thời gian. Vì thế, bạn hãy thử áp dụng các cách để đồng cảm sau đây nhé!

  • Cảm thấy tò mò hơn về người lạ: Bạn hãy thử bắt chuyện với người lạ hoặc quan sát người khác một cách cởi mở hơn. Sự tò mò này giúp chúng ta mở rộng thế giới quan, hiểu biết nhiều hơn về lối sống khác nhau và những người mà chúng ta không thường gặp.
  • Tập trung vào những điểm tương đồng: Mỗi chúng ta đều có những thành kiến nhất định, nhiều người luôn dồn người khác vào nhận định của mình và áp đặt họ. Điều này sẽ khiến chúng ta không hiểu được cá tính và sự độc đáo của họ. Vì thế bạn hãy thử nhìn vào điểm tương đồng để đồng cảm nhé! 
  • Hãy đặt mình vào vị trí của ai đó: Đây là cách dễ dàng để bạn hòa mình vào cuộc sống và trải nghiệm của người khác, nhằm tăng lên sự đồng cảm. 
  • Lắng nghe và chia sẻ: Đồng cảm không chỉ riêng việc cảm thông với người khác mà còn phải thể hiện bản thân với họ. Vì thế, bạn nên chia sẻ với họ bằng những suy nghĩ và cảm xúc chân thành. 
  • Đề nghị trợ giúp: Khi trợ giúp, bạn sẽ biết rõ hơn những gì người khác đang trải qua. Từ đó, bạn dễ dàng đồng cảm hơn với họ. 
Đồng cảm là gì 3
Lắng nghe và chia sẻ là “chìa khóa” giúp bạn đồng cảm với người khác

Với những thông tin khoa học được Long Châu cung cấp trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn đồng cảm là gì, cơ chế hoạt động của não bộ để tạo ra đồng cảm cũng như cách để có sự đồng cảm sâu sắc với người khác. Những người có khả năng đồng cảm cao có khả năng có nhiều mối quan hệ bạn bè, gần gũi. Do đó, bạn đừng bỏ qua trạng thái cảm xúc này để cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa hơn nhé! 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin