Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Động vật cắn phải làm sao? Cách sơ cứu khi động vật cắn

Ngày 24/02/2024
Kích thước chữ

Khi động vật cắn phải làm sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi không may bị động vật tấn công. Không chỉ là các loài động vật hoang dã mà các động vật quen thuộc như thú cưng cũng có thể gây nguy hiểm cho con người nếu bị cắn phải mà không biết cách xử lý. Vậy phải làm sao khi bị động vật cắn?

Các tai nạn liên quan đến động vật cắn khá là phổ biến trong cuộc sống bởi phần lớn sẽ là các loài động vật quen thuộc như chó, mèo,....Sẽ không quá nguy hiểm nếu như chúng ta biết cách sơ cứu đúng cách khi không may bị tấn công. Tuy nhiên, vết động vật cắn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe nếu chúng bị nhiễm bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan.

Lý do khiến động vật cắn con người

Đa số các trường hợp động vật cắn đều do thú cưng gây nên. Mặc dù vết cắn của động vật hiếm khi đe dọa đến tính mạng nhưng cũng khá nguy hiểm nếu vết thương bị nhiễm trùng. Vậy lý do gì khiến động vật cắn con người?

Động vật cắn con người do đâu?

Động vật chỉ có thể tấn công con người khi chúng cảm thấy bị đe dọa, khi chúng bị đau, bảo vệ con non hoặc lãnh thổ của chúng. Nếu bạn đụng vào thức ăn mà động vật ăn, bạn cũng có thể bị động vật cắn. Ngoài ra, các trường hợp bị động vật cắn cũng xảy ra khi bạn trêu chọc thú cưng của mình. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất ngờ khi động vật (đặc biệt là động vật hoang dã như gấu và rắn) tấn công ngay cả khi không có hành động khiêu khích nào.

Ai dễ bị động vật cắn?

Hầu hết mọi người đều lo lắng về việc bị động vật hoang dã cắn. Tuy nhiên, thú cưng trong nhà hoặc nhà người khác cũng có thể tấn công bạn. Bởi bất cứ ai cũng có thể bị động vật cắn, nhưng đặc biệt là những người nuôi động vật hoặc thường xuyên tiếp xúc với động vật. Để tránh nguy cơ bị động vật tấn công, tránh trêu chọc thú cưng như chó, mèo và tránh đột ngột đi vào khu vực có động vật hoang dã sinh sống. Động vật có thể đột ngột hành động và tấn công các sinh vật khác ngay cả khi không bị kích thích. Đồng thời, động vật cũng có thể cắn các động vật khác khi chúng cảm thấy khó chịu, bị đe dọa hoặc bị kích thích quá mức.

Động vật cắn phải làm sao? Cách sơ cứu khi động vật cắn 1
Nếu bạn trêu chọc thú cưng của mình cũng có thể bị chúng cắn

Những triệu chứng đáng lo ngại khi không may bị động vật cắn là gì?

Nếu không may bị động vật cắn, bạn nên chú ý đến các triệu chứng như sau:

  • Đỏ cục bộ xung quanh vết thương.
  • Cảm giác nóng rát xung quanh vùng bị cắn.
  • Vết đỏ lan ra từ vùng bị cắn.
  • Sưng đau, chảy máu.
  • Sốt.

Các triệu chứng khác có thể không được mô tả trong bài viết này cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có thắc mắc về nguy cơ bị động vật cắn, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng sau bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Vết cắn sâu hoặc không rõ mức độ tổn thương.
  • Da bị rách và chảy máu rất nhiều.
  • Vết thương sưng tấy, đỏ, đau đớn và chảy máu.

Đây là những dấu hiệu nếu không chữa trị thì rất dễ bị nhiễm trùng nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn nếu bị chó hoặc mèo bị dại cắn, hãy tìm hiểu xem chó hoặc mèo của bạn đã được tiêm phòng bệnh dại chưa. Trong trường hợp bị động vật hoang dã cắn, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị.

Động vật cắn phải làm sao? Cách sơ cứu khi động vật cắn 2
Nếu vết thương do động vật cắn chảy máu thì bạn nên đi bệnh viện ngay lập tức

Khi động vật cắn phải làm sao?

Nếu bạn bị mèo, chó cắn nhẹ và biết chúng khỏe mạnh, được tiêm phòng dại thì bạn có thể sơ cứu vết thương tại nhà như sau:

  • Làm vết thương ngưng chảy máu bằng cách ép vết cắn lại đến khi không thấy máu chảy.
  • Cho nước sạch từ vòi chảy lên tạo áp lực lên vết cắn và rửa vết thương bằng xà phòng và nước cẩn thận trong vòng 5 phút. Cẩn thận không chà xát vì điều này có thể làm hỏng mô.
  • Dùng khăn sạch để lau khô sau khi rửa vết thương.
  • Thoa chất khử trùng hoặc thuốc mỡ lên vết cắn.
  • Phủ một lớp băng vô trùng lên vết cắn để cầm máu.

Hãy cảnh giác với những triệu chứng bất thường như vết thương đau, đỏ, sưng tấy, chảy mủ hoặc sốt thì bạn nên đưa đến bệnh viện ngay. Nếu bị chó, mèo không rõ nguồn gốc cắn, bạn nên liên hệ với chủ, kiểm tra tình trạng sức khỏe của con vật và báo cáo với bác sĩ. Nguy cơ nhiễm trùng do động vật cắn rất cao nên sau khi sơ cứu tại nhà, hãy đến bệnh viện để xét nghiệm. Đặc biệt, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu:

  • Vết thương chảy nhiều máu hoặc không ngừng chảy sau khi ấn mạnh vào vết thương trong 10 phút.
  • Bị động vật hoang dã cắn, bất kể mức độ nghiêm trọng của vết thương.

Nếu bạn biết chủ của con vật đó, hãy đảm bảo rằng con vật đó đã được tiêm phòng bệnh dại đầy đủ. Thông tin này phải được cung cấp cho bác sĩ. Nếu động vật đi lạc hoặc hoang dã phải báo cho chính quyền địa phương. Bác sĩ sẽ làm sạch vết thương và kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết. Nếu vết thương sâu, tùy theo kích thước và vị trí vết thương, bác sĩ có thể gây mê và khâu lại. Nếu động vật cắn có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm vắc-xin bệnh dại, uốn ván.

Động vật cắn phải làm sao? Cách sơ cứu khi động vật cắn 3
Nếu không may bị động vật cắn bạn cần sơ cứu nhanh tại nhà bằng cách để vết cắn dưới áp lực vòi nước, rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong 5 phút

Thông tin được cung cấp trong bài viết trên không thể thay thế cho lời khuyên bác sĩ. Nếu xảy ra vấn đề hãy tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ và đến bệnh viện để được thăm khám. Hy vọng những thông tin trong bài viết liên quan đến động vật cắn sẽ bổ ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe!

Xem thêm: Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm