Tại Việt Nam bị chó cắn không phải vấn đề gì mới lạ, trái lại hiện tượng lại ngày càng trở nên phổ biến hơn do phần lớn thói quen thả chó rông, không rọ mõm của người Việt Nam. Việc bị chó cắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người khác, thậm chí dẫn đến chết người, vì thế bản thân chúng ta phải tự bảo vệ mình bằng cách trang bị các kiến thức về vấn đề này, bị chó cắn có sao không? Cách xử lý vết thương như thế nào để phòng ngừa bệnh dại?… Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây.
Phân loại các cấp độ của vết chó cắn
Qua nhiều trường hợp bị chó cắn, sẽ có 5 đặc điểm phổ biến của vết thương như sau:
Da vẫn chưa rách
- Răng của chó không chạm vào da, chỉ mới xước ngang qua.
- Răng của chó chạm vào da nhưng da vẫn chưa rách.
Da đã bị rách và chảy máu
- Có nhiều vết thương hở, không sâu nhưng bị chảy máu.
Da bị lủng sâu, nhiều vết cắn
- Xuất hiện vết thương bị lủng sâu, nhiều vết cắn, chảy máu do bị chó tấn công mạnh bạo.
Bị chó cắn có sao không?
Bị chó cắn có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi bị chó cắn có sao không, bạn cần dựa vào đặc điểm của vết thương chó cắn để đưa ra chẩn đoán, nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe như mắc bệnh dại, nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh,… Nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Có nguy cơ bị uốn ván
- Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh là một loại vi khuẩn nguy hiểm tương tự với bệnh dại có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn của chó, nạn nhân có thể sẽ có các triệu chứng như cứng hàm, co giật khi tiếp xúc với tiếng ồn, ánh sáng cơ thể bị uốn cong,…
- Bệnh uốn ván có thể được phòng ngừa trực tiếp thông qua việc tiêm phòng vắc xin uốn ván, ở người trưởng thành nên tiêm nhắc lại sau 10 năm để gia tăng hiệu lực của vắc xin.
Nhiễm trùng da do bị chó cắn
- Khi bị động vật cắn, có đến 50% vết thương sau khi bị nhiễm khuẩn, vậy nếu bị chó cắn có sao không, theo nhiều chuyên gia vết cắn nằm ở vị trí tay chân sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Bên cạnh đó một số yếu tố tác động cũng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng lên cao khi sử dụng rượu bia, người mắc bệnh đái tháo đường, người sử dụng rượu bia, có hệ miễn dịch yếu,…
- Hiện tượng nhiễm trùng cần phải được xử lý sớm, nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, suy thận,…
Trường hợp vết thương chó cắn quá nặng gây lủng da
Nguy cơ mắc bệnh dại và dẫn đến tử vong
- Bị chó cắn có sao không khi con vật cắn có nguy cơ nhiễm virus dại – được xem là nhóm virus nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cả động vật và con người. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài ngày kể từ lúc bị nhiễm bệnh.
- Vì thế việc tự bảo vệ bản thân mình bằng cách tiêm phòng bệnh dại cho người và động vật tại các cơ sở y tế là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Vết cắn sâu khi bị chó cắn có thể làm ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh và các mạch máu dưới da, đặc biệt nguy cơ vẫn có thể xảy ra đối với ngay cả người có vết thương nhỏ, dẫn đến tâm lý chủ quan.
Bị chó cắn chảy máu thì phải làm sau?
- Hiện tượng phổ biến sau khi bị chó cắn đó là vùng vết thương sẽ bị bầm tím, lúc này bạn đừng quá lo lắng vì da chưa bị hở sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn vẫn chưa xâm nhập vào bên trong cơ thể, để an tâm về sức khỏe, bạn nên đi tiêm phòng phơi nhiễm 3 mũi tại các cơ sở y tế gần nhất.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp việc theo dõi con chó cắn mình, nếu bị bệnh hoặc chết thì bạn cần phải tiêm huyết thanh phòng bệnh dại và theo dõi tình trạng bệnh để kịp thời có cách xử lý phù hợp.
- Bị chó cắn có sao không? Nếu vết thương bị chó cắn không chỉ bầm tím mà còn bị chảy máu thì có sao không? Cách xử lý tốt nhất nên làm gì? Vết thương bị chó cắn chảy máu có tỷ lệ cao gây nguy hiểm cho bản thân bạn nếu không được xử lý đúng cách, cần phải đến bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị.
Khi vết thương có hiện tượng chảy máu, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện
Để đảm bảo an toàn cho xã hội và cả chủ vật nuôi, người nuôi động vật (chó, mèo) cần phải tiêm phòng ngừa bệnh dại nhắc lại định kỳ hàng năm, không thả rông chó mèo, nếu thả ra đường cần phải đeo rọ mõm, hiện nay tại Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng bệnh dại đó là Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ), nếu tiêm đủ thì bạn đã bảo vệ bản thân đến 99% rồi đó.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp