Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dưa muối từ lâu đã là món ăn ưa thích của nhiều người và là món ăn phổ biến trong bữa cơm của mỗi gia đình. Vậy dưa muối có tác dụng gì với sức khỏe con người hay nói cách khác ăn dưa muối có lợi ích gì hay không?
Mặc dù nhiều người vẫn quan niệm rằng ăn dưa, cà muối là không tốt cho sức khỏe nhưng ở một mặt nào đó, các món dưa muối cũng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định, đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu cụ thể hơn dưa muối có tác dụng gì với sức khỏe con người.
Để biết dưa muối có tác dụng gì, bạn nên nhìn vào các thành phần chất có trong dưa muối. Trung bình một chén dưa cải muối chứa 27 Calo, 2g Carb, 4g chất xơ, 1g protein, giàu sắt, vitamin B6, C, K cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt không chứa chất béo.
Hàm lượng dinh dưỡng và lợi khuẩn cũng được tăng lên khá nhiều do dưa cải muối được lên men.
Nhờ quá trình lên men, hàm lượng đường tự nhiên trong dưa muối được giảm đáng kể, thay vào đó là các Carbon dioxide và Axit hữu cơ tốt cho sức khỏe, tạo điều kiện cho lợi khuẩn Probiotic phát triển.
Tuy nhiên dưa cải muối có hàm lượng Natri cao, bạn nên hạn chế ăn nhiều dưa muối và chú ý lượng muối trung bình trong cả khẩu phần ăn.
Lợi khuẩn Probiotic sẽ giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy, tránh tình trạng ợ hơi và táo bón. Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn nhờ Enzyme giúp phân tách dưỡng chất, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng.
Trong dưa muối chứa vitamin C và sắt giúp cơ thể có khả năng miễn dịch tốt hơn, tăng cường sức đề kháng, nhất là với những triệu chứng của bệnh cảm. Vitamin C kết hợp với lợi khuẩn Probiotic giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, khiến lượng kháng sinh phải nạp vào cơ thể khi bệnh giảm 33%.
Chất chống Oxy hóa giúp giảm tổn thương ADN, ngăn sự hình thành tăng trưởng tế bào tự do, từ đó ngừa khả năng khối u trong cơ thể phát triển. Bên cạnh đó, hợp chất thực vật có chức năng tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt ăn trên 3 khẩu phần dưa cải muối mỗi tuần giảm được 72% nguy cơ ung thư vú.
Phụ nữ sẽ thích ăn dưa muối khi nó có tác dụng giảm cân. Chất xơ trong dưa muối tạo cảm giác no lâu, giúp hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ của cơ thể trong ngày. Lợi khuẩn làm giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể, đốt cháy mỡ thừa, giúp bạn điều chỉnh cân nặng.
Ăn dưa muối giúp cải thiện trí nhớ, giải tỏa lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là chứng tự kỷ, rối loạn cảm xúc, duy trì sức khỏe não bộ nhờ thành phần Magie và kẽm trong dưa muối. Nhóm hợp chất Monoamie oxidase giúp tăng tác dụng điều trị trầm cảm và bệnh Parkinson.
Menaquinone trong dưa muối giúp giảm nồng độ Cholesterol trong máu, giảm áp lực máu lên tim, cải thiện huyết áp. Vitamin K ngăn tình trạng tích tụ Canxi trong động mạch, bảo vệ sức khỏe, đồng thời khả năng tử vong do mắc các bệnh về tim giảm 57%.
Vitamin K có chức năng gắn kết Canxi và Protein, giúp xương chắc khỏe trong khi đó Vitamin K2 giảm 61 - 81% nguy cơ gãy xương. Đặc biệt quá trình giảm mật độ khoáng chất trong xương diễn ra chậm với phụ nữ ở trong thời kỳ mãn kinh.
Axit lactic được hình thành trong quá trình lên men, cải thiện lưu thông máu, có tác dụng làm giảm mỡ trong máu.
Bạn hoàn toàn mất hứng thú trước các món ăn khi bị sốt hay bị một số bệnh khác như ung thư. Cho dù các loại thực phẩm đậm đà thơm ngon và tốt cho việc phục hồi sức khỏe cũng không làm người bệnh có cảm giác thèm ăn. Lúc này chỉ cần ăn một ít dưa chua để tăng vị giác, tăng sự thèm ăn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn, hồi phục nhanh hơn.
Nhắc đến tác dụng tích cực, chúng ta cũng nên xem xét đến nhược điểm của nó. Dưa, cà muối có một nhược điểm lớn là chúng chứa quá nhiều muối. Một quả dưa chua lớn đã chứa tới hơn 2/3 lượng natri khuyến nghị mà một người trưởng thành cần tiêu thụ cho cả ngày. Ăn quá nhiều muối trong bữa ăn có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, tiểu đường, bệnh thận và đột quỵ. Natri cũng làm mất canxi từ xương, từ đó có thể làm suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Trong hầu hết các công thức muối dưa cà, thành phần muối được cho vào chiếm khoảng 5% hàm lượng. Một bát nhỏ dưa chua chứa khoảng 600mg natri, con số này nhiều hơn hơn 1/4 giới hạn khuyến nghị hàng ngày. Không chỉ gây tác hại đến những người bị cao huyết áp, thực phẩm ngâm chua quá mặn có thể làm tăng cao nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn. Một nghiên cứu tiến hành năm 2015 đã chứng minh được rằng thực phẩm nhiều muối cùng với sử dụng bia và rượu mạnh có liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày. Một cách để điều chỉnh lượng natri trong dưa chua là rửa chúng dưới vòi nước sạch trước khi chế biến.
Nhìn chung, ngoài mang đến hương vị đặc biệt, thích hợp để ăn kèm với các loại thực phẩm khác, dưa muối còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Nhược điểm lớn nhất của dưa chua là chứa quá nhiều muối. Nhưng bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được điều này nếu rửa sạch dưa trước khi chế biến.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.