Đừng bỏ qua những gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp này
Ngày 16/11/2017
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bạn không thể ngờ được những loại gia vị mình hay cho vào trong các món ăn hàng ngày lại là một trong những loại gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp, tim mạch đấy
Bạn không thể ngờ được những loại gia vị mình hay cho vào trong các món ăn hàng ngày lại là một trong những loại gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp, tim mạch đấy nhé.
Hành – gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp
Còn gọi là hành hoa, hành ta, đại thông, thông bạch.
Thân hành có chứa tinh dầu, trong tinh dầu có allylprppyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất chứa sulfur.
Theo các nhà khoa học, hành khô, hành tím giúp loại bỏ cholesterol xấu và duy trì hàm lượng cholesterol tốt cho cơ thể, do đó có tác dụng ngừa bệnh tim mạch, là gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, người suy nhược và cơ thể hay ra mồ hôi không nên sử dụng nhiều hành.
Hành tây
Hành tây có tên khoa học là Allium cepa L., thuộc họ Alliaceae. Hành tây thường được sử dụng trong các bữa ăn dưới dạng trộn dầu giấm ăn sống, trộn chung trong dĩa xà lách, làm tăng hương vị cho các món gỏi, xào với các loại thịt, trứng… Ngoài ra, hành tây còn được dùng dưới dạng nước ép, nấu chín cùng thức ăn hay chiên giòn.
Trong 100g hành tây có chứa: 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và các chất khoáng vi lượng (Ca, P, Fe), các vitamin (B1, B2, PP, C, caroten) và các nguyên tố khác.
Hành tây – gia vị tốt cho bệnh cao huyết áp có tác dụng kích thích, lợi tiểu, giúp phòng ngừa huyết khối, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh ngoài da… Các chuyên gia thường khuyên dùng 50 – 100g/ngày trong các bữa ăn hoặc ngâm trong nước nóng để ăn trong các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, đi tiểu ít, béo phì, tăng huyết áp…
Gừng
Theo Đông y, gừng tươi (sinh khương) có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đàm, cầm nôn mửa, lợi thủy, giải độc.
Gừng thường dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), lạnh bụng, ăn uống không tiêu… hoặc giã nhuyễn để đắp chữa tụ huyết do chấn thương, đau tức hay ngâm rượu để xoa bóp tay, chân nhức mỏi.
Gừng kích thích tuần hoàn máu, lưu thông và làm tăng mạnh các chức năng cơ thể, làm dịu những bệnh về mạch máu như bệnh giãn tĩnh mạch, ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông để ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Người bệnh tim mạch có thể dùng gừng tươi hàng ngày vào buổi sáng, trưa, tối với mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2g).
Tinh dầu của gừng có khả năng ức chế sự hấp thu cholesterol của cơ thể; ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh mỡ máu cao, nhiễm mỡ gan và bệnh cao huyết áp.
Tỏi ta
Tỏi ta thường được dùng tươi hay phơi khô, chủ yếu dùng thân tỏi. Trong thân tỏi ta có chứa tinh dầu cay có tính bốc hơi, ngoài tác dụng chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn, chữa ho, ho gà, viêm phế quản,… tỏi còn chữa chứng tăng cholesterol (LDL) trong máu; giàu chất dinh dưỡng, có thể thanh lọc chất mỡ tích chứa trong máu, giúp thư giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, là gia vị tốt rất tốt cho bệnh cao huyết áp và người bệnh tim mạch.
Nghệ
Còn gọi là nghệ vàng, uất kim, khương hoàng. Khi dùng nghệ, người ta thường dùng thân rễ, bỏ thân và lá, được phơi hoặc sấy khô. Trong chế biến món ăn, nghệ được dùng làm gia vị giúp hoạt huyết, trợ tiêu hóa, phòng ngừa ung thư, chống tăng mỡ máu, phòng ngừa tăng huyết áp có hiệu quả.
Đừng quên phòng ngừa cao huyết áp với Momega (với nam giới) và Womega (với nữ giới) chỉ với mỗi ngày 2 viên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe tim mạch của mình và gia đình.
Bảo Bảo
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.