Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực chất có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn rằng sỏi thận và sỏi mật giống nhau bởi các triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hai bệnh lý này hoàn toàn khác biệt, và chúng ta cũng cần nắm rõ để có biện pháp chữa sỏi thận và sỏi mật phù hợp.
Cả sỏi thận và sỏi mật đều chủ yếu là sự tích tụ của một số thành phần trong nước tiểu hoặc dịch mật ở những cơ quan tương ứng. Sỏi xuất hiện làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Thế nên cả hai trường hợp sỏi thận và sỏi mật đều cần được loại bỏ ngay.
Sự hình thành của sỏi mật
Sỏi mật là các viên sỏi được hình thành trong túi mật hoặc đường dẫn mật. Túi mật nằm ở bên dưới gan và có hình dạng quả lê. Đây là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra và co bóp để tống mật vào ruột non qua đường mật, giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật gồm nước, chất béo, protein, cholesterol, muối mật, và bilirubin. Sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật sẽ tạo nên sỏi mật.
Có 3 loại sỏi mật là sỏi cholesterol, sỏi bilirrubin và sỏi hỗn hợp. 80% bệnh nhân mắc phải sỏi mật là không có triệu chứng. Số còn lại thì gặp phải những cơn đau hạ sườn phải, đầy chướng, khó tiêu và nhiều biến chứng như tắc nghẽn, viêm đường mật, viêm túi mật… Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm để loại bỏ sỏi.
Sự hình thành của sỏi thận
Chức năng của thận là lọc máu, đào thải chất thải qua nước tiểu và giữ lại các chất cần thiết. Khi các thành phần khoáng chất trong nước tiểu tích tụ thành dạng rắn thì sỏi thận sẽ xuất hiện. Tuy nhiên về cơ chế hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu thì cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Hiện còn rất nhiều giả thiết liên quan tới vấn đề này.
Dựa vào đặc điểm lâm sàng cũng như nguyên nhân hình thành, sỏi thận được chia thành các loại: sỏi canxi, sỏi struvite thường do nhiễm khuẩn, sỏi acid uric, sỏi cystin và một số khác hiếm gặp. Thông thường nam giới là đối tượng hay mắc sỏi thận hơn là nữ giới.
Phân biệt triệu chứng sỏi thận và sỏi mật
Dù sỏi thận và sỏi mật ảnh hưởng đến những cơ quan khác nhau, tuy nhiên triệu chứng của chúng lại có phần tương tự. Cả hai đều có thể gây nên tình trạng vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa, sốt hoặc ớn lạnh nếu nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng vẫn có các triệu chứng khác nhau để bạn phân biệt, tránh nhầm lẫn.
Ở sỏi thận: Cũng như sỏi mật, triệu chứng sỏi thận thường không xuất hiện mấy cho tới khi sỏi di chuyển trong thận hay đi qua niệu quản. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là:
Ở sỏi mật: Trong khi đó bệnh sỏi mật thường gây ra các triệu chứng như:
Trước khi lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng bản thân thì bệnh nhân cần hiểu đúng về căn bệnh trước đã. Như là cả sỏi thận và sỏi mật đều là chứng bệnh mãn tính nên có thể tái phát sau khi chữa trị. Do đó chúng ta cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng tái phát sỏi.
Điều trị sỏi thận và sỏi mật bằng tây y
Sỏi thận có thể được chữa trị bằng phẫu thuật hoặc tán sỏi qua da theo tây y. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân có nguy cơ sẽ bị tái phát sỏi lại. Trong khi đó thì hiện tại sỏi mật vẫn chưa thể điều trị bằng cách tán sỏi. Nguyên nhân là bởi sỏi nằm ở vị trí sâu trong túi mật hoặc đường dẫn mật.
Do đó, bệnh nhân mắc sỏi mật chỉ có thể làm phẫu thuật cắt túi mật hoặc lấy sỏi từ đường dẫn mật. Ngoài ra, tây y còn có một vài loại thuốc để điều trị sỏi thận và sỏi mật bên cạnh những phương pháp trên. Tuy nhiên, chúng lại không được nhiều bệnh nhân chọn sử dụng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Điều trị sỏi thận và sỏi mật bằng đông y
Khác với tây y làm phẫu thuật, tán sỏi thì đông y lại quan niệm rằng người bệnh có thể dùng thuốc để chữa trị. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng chứa nhiều nguy cơ như có khả năng tái phát lại chứ không hẳn rằng “cắt là hết”. Thế nên hiện nay có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc đông y để chữa sỏi thận và sỏi mật.
Các bài thuốc này chủ yếu được tổng hợp từ những loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên. Do đó chúng không những giúp tán sỏi, mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng cho gan mật, thận… Hơn nữa khả năng sỏi tái phát sau khi được điều trị là rất thấp.
Ngoài ra, dùng thuốc đông y cũng có thể áp dụng với các trường hợp phát hiện sỏi muộn (đã có biến chứng, viêm đau…) buộc phải phẫu thuật gấp. Khi đó, thuốc có tác dụng phòng bệnh sỏi thận và sỏi mật tái phát, cải thiện chức năng gan mật, thận, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu… hay xuất hiện ở bệnh nhân.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.