Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sỏi Struvite là gì? Một số triệu chứng khi sỏi struvite hình thành trong cơ thể

Ngày 29/11/2024
Kích thước chữ

Sỏi thận là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và sỏi Struvite là một trong những loại đặc biệt, thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và biện pháp ngăn ngừa sỏi Struvite được mô tả trong bài viết dưới đây.

Sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến và gây ra nhiều khó khăn cho người mắc phải. Mặc dù có nhiều loại sỏi thận khác nhau, nhưng sỏi Struvite lại đặc biệt vì sự hình thành của chúng có mối liên hệ mật thiết với nhiễm trùng đường tiết niệu. Vậy sỏi Struvite là gì? Những yếu tố nào khiến chúng hình thành và làm sao để ngăn ngừa loại sỏi này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Sỏi Struvite là gì?

Sỏi Struvite là một loại sỏi tiết niệu hoặc sỏi thận phổ biến được tạo thành từ magie amoni photphat (MgNHPO4·H2O). Chúng chiếm khoảng 10 phần trăm tổng số sỏi thận. Ngoài ra, chúng còn được gọi là sỏi nhiễm trùng bởi chúng liên quan đến vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sau khi hình thành, sỏi có thể ở lại thận hoặc di chuyển xuống đường tiết niệu vào niệu quản. Sỏi không di chuyển có thể gây đau đáng kể, tắc nghẽn dòng nước tiểu, nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Sỏi Struvite là gì? Cách chẩn đoán sỏi struvite 1
Sỏi Struvite là loại sỏi đặc biệt liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu

Ví dụ như vi khuẩn Proteus hoặc Klebsiella, là 2 loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, phân hủy ure trong nước thiểu thành amoniac, từ đó dẫn đến là tăng độ pH trong máu, tọa thành sỏi Struvite. Và những loại vi khuẩn này gây nhiễm trùng cho phụ nữa vì có đường niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Triệu chứng khi sỏi Struvite hình thành trong cơ thể

Khi các viên sỏi nhỏ được tích tụ lại với nhau, chúng hình thành nên những cục sỏi Struvite lớn hơn và không thể đi qua màng lọc cầu thận hay niệu đạo có thể sẽ gây cảm giác đau, nước tiểu ứ đọng và gây nên một số bệnh lý khác. Một số bệnh lý có thể kế đến là:

  • Cảm giác đau nhói, dữ dội dưới xương sườn, ở bên hông và lưng;
  • Cảm giác nóng và đau khi đi tiểu;
  • Cơn đau lan xuống phần thân dưới của cơ thể;
  • Nước tiểu màu đỏ hoặc nâu;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Đi tiểu nhiều hơn và đi với lượng nhỏ;
  • Cảm giác ớn lạnh và buốt.
Sỏi Struvite là gì? Cách chẩn đoán sỏi struvite 2
Cảm giác đau dữ dội ở hông và lưng

Tùy vào vị trí và sỏi Struvite đi qua mà cơn đau có thể thay đổi mức độ khác nhau. Nếu bạn gặp bất kỳ các triệu chứng nào được kể trên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các bác sĩ để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh sỏi Struvite

Sỏi thận được chẩn đoán bằng cách tìm hiểu về tiền sử bệnh, các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm nước tiểu hoặc có thể kèm theo xét nghiệm máu nếu các bác sĩ yêu cầu. Một số xét nghiệm cụ thể như là:

  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và siêu âm có thể xác định kích thước và vị trí của sỏi thận tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: Xét nghiệm này giúp xác định hàm lượng các chất có khả năng gây nên sỏi thận, và phân biệt được các loại sỏi khác nhau như sỏi uric hay sỏi Struvite.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này có thể cho biết bạn có lượng chất thải như axit uric cao có thể biến thành sỏi hay không.
  • Phân tích sỏi: Bạn sẽ được đi tiểu qua bộ lọc, nếu có sỏi được thải ra, các bác sĩ sẽ xét nghiệm và nhận diện được ngay thành phần và loại sỏi được hình thành.
Sỏi Struvite là gì? Cách chẩn đoán sỏi struvite 3
Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán sỏi Struvite

Các bác sĩ sẽ dùng các thông tin từ các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị sỏi Struvite và lên được kế hoạch điều trị phù hợp với từng cá nhân.

Cách điều trị sỏi Struvite

Đối với tất cả các dạng sỏi thận, uống nhiều nước là khuyến cáo được các bác sĩ khuyến nghị đầu tiên. Nếu xuất hiện các cơn đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm mức độ đau và tìm đến cơ sở y tế để thăm khám lại.

Một số thuốc có thể sử dụng như thuốc lợi tiểu thiazide (thuốc viên nước) hoặc tamsulosin (để làm giãn niệu quản và giúp sỏi đi qua). Thuốc kháng sinh được sử dụng để ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra UTI. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và hợp lý với từng cá nhân, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như chỉ nên sử dụng các thuốc được bác sĩ kê trong đơn.

Ngoài ra, nếu viên sỏi quá lớn, việc thực hiện phẫu thuật phá vỡ viên sỏi và loại bỏ chúng nên được thực hiện. Tán sỏi bằng sóng xung kích là phương pháp sử dụng xung âm thanh với năng lượng cao để phá vỡ viên sỏi đang ở kích thước lớn thành viên nhỏ hơn sau đó có thể thải ra ngoài. Trong trường hợp sỏi Struvite, điều trị phẫu thuật đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn sỏi, thường bằng một thủ thuật như phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.

Phương pháp phòng ngừa mắc sỏi Struvite

Một số thuốc hỗ trợ có thể ngăn ngừa sự hình thành của sỏi Struvite như:

  • Axit acetohydroxamic: Được sử dụng để ngăn vi khuẩn tạo ra amoniac;
  • Pyrophosphat;
  • Trinatri citrat;
  • Dinatri EDTA.

Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm độ pH của nước tiểu, giúp giảm sự hình thành của các viên sỏi. Bạn cũng có thể được dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian sau khi lấy sỏi ra. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong tương lai, có thể dẫn đến sỏi.

Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và sẽ giúp nước tiểu của bạn ít cô đặc hơn với các chất thải. Nước tiểu sẫm màu hơn cô đặc hơn, vì vậy nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt đến trong nếu bạn được cung cấp đủ nước. Uống đủ chất lỏng để tạo ra ít nhất hai lít nước tiểu mỗi ngày có thể được khuyến nghị.

Sỏi Struvite là gì? Cách chẩn đoán sỏi struvite 4
Uống đủ nước là phương pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi Struvite là một loại sỏi thận đặc biệt, chủ yếu liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do các vi khuẩn sinh amoni. Mặc dù có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và đau đớn, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Việc duy trì lối sống lành mạnh, uống đủ nước và điều trị các bệnh nhiễm trùng một cách triệt để là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự hình thành sỏi Struvite.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin