Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành nếu chưa từng trải qua thủy đậu hoặc chưa được miễn dịch bằng thuốc cũng có khả năng bị thủy đậu. Quan trọng hơn, người bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng thủy đậu nhiễm trùng.
Thủy đậu hay còn gọi theo cách dân gian là trái rạ. Mặc dù lành tính nhưng đây là bệnh rất dễ lây nhiễm thành dịch lớn. Bệnh thủy đậu do virus có tên Varicella - Zoster gây ra và có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi (nếu cơ thể chưa có miễn dịch chống lại chúng). Trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất và cũng có nguy cơ gặp biến chứng nhiều nhất.
Thủy đậu đặc trưng với những nốt ban ngứa nổi trên da. Số lượng ban ngứa trên cơ thể người bệnh có thể lên đến 500 nốt. Các mụn nước này có chứa dịch bên trong và gây ngứa. Khi mới phát sinh, chúng chỉ mọc chủ yếu ở mặt và tứ chi, sau khoảng 1 ngày mắc bệnh, các nốt mụn có thể lan ra khắp cơ thể.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và theo đường hô hấp. Khi tiếp xúc với các nốt ban ngứa trên cơ thể người bệnh hoặc khi hít phải virus có trong dịch (khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện) sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, việc chạm phải các vật dụng có chứa virus như quần áo, chăn, màn, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Khi bị thủy đậu, quan trọng nhất là vấn đề chăm sóc và điều trị. Nếu được điều trị đúng cách, các nốt mụn có thể khô lại, bong vảy và liền sẹo sau 7 - 10 ngày phát bệnh. Nhưng trong khi các nốt mụn chứa mủ, nếu không đảm bảo vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng. Ban đầu có thể gây thủy đậu nhiễm trùng da, sâu hơn nữa có thể gây thủy đậu nhiễm trùng máu và viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não.
Nguyên nhân gây thủy đậu nhiễm trùng da ban đầu thường do người bệnh dùng tay không vệ sinh chạm vào các nốt mụn để cào, gãi do bị ngứa. Việc này vô tình làm cho vi khuẩn trong tay ảnh hưởng đến các nốt ban, nốt ban do bị tác động vỡ ra, chảy dịch và trở thành vết thương hở bị nhiễm trùng. Đến giai đoạn này, nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách thì có thể dẫn tới thủy đậu nhiễm trùng máu và các biến chứng nguy hiểm khác như viêm não, viêm tiểu não, viêm phổi.
Phòng bệnh là cách tốt nhất để thủy đậu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiện nay, phương pháp chủ yếu trong phòng bệnh thủy đậu là dùng vắc-xin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thuỷ đậu. Song song với các biện pháp phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thật tốt để nâng cao sức đề kháng.
Khi chăm sóc người bệnh hoặc chăm sóc bản thân khi mắc bệnh, bạn nên cắt móng tay và luôn giữ tay sạch sẽ nếu muốn chạm vào nốt mụn. Dùng thuốc bôi thủy đậu để điều trị giúp cho các nốt ban mau lành và hạn chế bị nhiễm trùng. Nếu chăm sóc đúng cách, các nốt thủy đậu có thể khô lại và đóng vảy sau 7 - 10 ngày phát bệnh. Việc phòng thủy đậu nhiễm trùng ngoài việc ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm còn giúp cho cơ thể không bị sẹo sau khi mắc bệnh.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.