Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Eicosapentaenoic Acid (EPA) là một chất được tìm thấy nhiều trong các loại chất béo như cá trích, cá hồi, cá mòi… Nếu cơ thể thiếu EPA có thể gây ra một số ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, tim mạch và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy Eicosapentaenoic Acid là gì? Eicosapentaenoic Acid có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Eicosapentaenoic acid được gọi tắt là EPA, là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đồng thời, EPA cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim mạch và chức năng của não bộ. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn đọc hiểu được Eicosapentaenoic Acid là gì?
Eicosapentaenoic Acid là gì? Là một axit béo omega-3 hay còn gọi là “chất có tính lọc máu” và được gọi tắt là EPA. EPA có tác dụng hỗ trợ sản xuất prostaglandin trong máu. Prostaglandin được biết đến là một chất giúp ức chế tạo ra các tế bào tiểu cầu nhằm mục đích làm giảm và ngăn ngừa hình thành huyết khối, làm giảm triglycerides và cholesterol có trong máu.
Bên cạnh đó, EPA còn có thể làm giảm độ đặc quánh của máu và rất có ích trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, Eicosapentaenoic Acid là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bình thường và khoẻ mạnh của thai kỳ, hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.
Cơ thể của con người không thể tự tổng hợp nên chất Eicosapentaenoic Acid mà chủ yếu cần phải bổ sung từ bên ngoài. Trong tự nhiên, EPA được tìm thấy rất nhiều trong các loại sinh vật sinh sống dưới biển như cá mòi, cá trích, cá hồi, hàu… Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có thể khó được bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chính vì thế, mọi người có thể lựa chọn bổ sung Eicosapentaenoic Acid bằng các thực phẩm chức năng qua đường uống như dầu tảo, dầu cá omega 3 …
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được Eicosapentaenoic Acid là gì? Vậy công dụng của EPA đối với sức khỏe là gì?
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Eicosapentaenoic Acid là chất có tác dụng ức chế sự đông vón của tiểu cầu, từ đó phòng ngừa và làm giảm sự hình thành các cục huyết khối. Đồng thời, EPA còn có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đảm bảo tuần hoàn máu luôn được thông thoáng và chống viêm mạnh mẽ.
Ngoài ra, Eicosapentaenoic Acid còn có tác dụng làm giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch nên có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch có liên quan đến mảng xơ vữa mạch.
Khi tuổi đời càng cao thì cơ thể sẽ tổng hợp EPA và DHA ngày càng ít đi, từ đó làm giảm chức năng tập chung cũng như nhận thức của não bộ.
Chính vì thế, việc bổ sung Eicosapentaenoic Acid đều đặn được xem là một biện pháp giúp cải thiện các tình trạng bệnh lý về trí tuệ ở người cao tuổi như chứng hay quên, bệnh mất trí nhớ, chứng khó tập chung…
EPA và DHA là hai chất có trong sữa mẹ với tỷ lệ vàng 4 : 1 chính xác, có tác dụng tăng cường sức khỏe sinh sản và tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Đồng thời, EPA cũng giúp tăng cường miễn dịch và chống lại các bệnh lý mà phụ nữ mang thai thường gặp phải.
Thai phụ nên bổ sung đúng loại acid béo omega-3 có chứa cả EPA và DHA sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất về thể chất cũng như trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài ra, Eicosapentaenoic Acid còn giúp giảm nguy cơ sinh non, cải thiện lưu lượng máu di chuyển tới thai nhi để giúp gia tăng mức độ tăng trưởng của thai nhi cũng như cân nặng của trẻ khi chào đời.
Trẻ được bổ sung đầy đủ Eicosapentaenoic Acid ngay từ trong bụng mẹ và sau khi chào đời đều có khả năng phát triển về não bộ và khả năng tư duy cao hơn hẳn so với những trẻ không được bổ sung chất EPA trong giai đoạn tương tự như thế.
Ngoài ra, Eicosapentaenoic Acid cũng được ghi nhận là chất có vai trò tích cực đối với sự phát triển thị giác và cân nặng ở trẻ em.
Thông thường, Eicosapentaenoic Acid thường được bổ sung qua các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày và qua đường uống, tuỳ thuộc vào từng trường hợp người sử dụng.
Liều dùng của EPA thường dao động từ 200 - 400mg, tùy vào nhu cầu cần thiết của cơ thể. Trẻ em có liều dùng dao động từ 50 - 100mg/ngày.
Eicosapentaenoic Acid được khuyến cáo nên sử dụng trong các bữa ăn để được hấp thụ tốt nhất có thể.
Liều lượng dùng EPA được khuyến cáo riêng cho từng đối tượng, cụ thể như sau:
Trên đây chỉ là thông tin tham khảo về liều lượng sử dụng Eicosapentaenoic Acid. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng EPA. Đồng thời, bệnh nhân cũng không được tự ý dùng thuốc chứa EPA hoặc thực phẩm chức năng có chứa hàm lượng EPA khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Khi sử dụng Eicosapentaenoic Acid theo đường uống thường an toàn đối với hầu hết người trưởng thành. Đa số các tác dụng phụ của EPA đều ở mức độ nhẹ và có thể bao gồm một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ hơi, khó chịu ở bụng.
Theo khuyến cáo, lượng tiêu thụ EPA và các loại acid béo omega-3 khác vượt quá mức 300mg/ngày thì có thể làm chậm quá trình đông máu, đồng thời cũng có thể làm tăng khả năng chảy máu.
Bên cạnh câu hỏi Eicosapentaenoic Acid là gì, nhiều độc giả cũng thắc mắc rằng EPA có nhiều trong loại thực phẩm nào. Theo đó, EPA có mặt trong một số loại sinh vật sinh sống dưới biển như tảo, hàu và một số loại cá. Bạn có thể bổ sung Eicosapentaenoic Acid cho cơ thể thông qua việc tiêu thụ các thực phẩm giàu EPA như cá trích, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, dầu gan cá tuyết, sữa chua, sữa bột, sữa mẹ, phô mai…
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung EPA bằng các viên uống có chứa Eicosapentaenoic Acid như dầu tảo hoặc dầu cá. Tuy nhiên, điều này cần có sự đồng ý của bác sĩ của bạn để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn Eicosapentaenoic Acid là gì cũng như tầm quan trọng của việc bổ sung loại axits béo này hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng EPA ở hàm lượng cao trong điều trị một số bệnh lý nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.