Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gai đôi cột sống S1 là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao?

Ngày 01/08/2023
Kích thước chữ

Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý không thường gặp nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt gây ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và hệ xương khớp trong cơ thể. Vậy căn bệnh này là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Gai đôi cột sống S1 là một loại bệnh lý ở cột sống bẩm sinh xảy ra trong quá trình hình thành bào thai. Nguyên nhân là do hở phần xương sống và ống thần kinh nằm phía trên dây sống. Đây là một bệnh lí phức tạp khiến nhiều người bệnh bị những cơn đau dai dẳng hành hạ.

Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống S1 là do ống thần kinh bị khuyết tật bẩm sinh do trong quá trình phát triển của thai nhi, ống thần kinh không đóng kín hoàn toàn khiến xương sống bị chia tách thành hai phần, xảy ra ở đốt sống S1 - vị trí giao giữa đốt sống cùng và đốt sống thắt lưng.

Bệnh này xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Bình thường tủy sống của thai nhi phẳng nhưng khi phát triển được đóng lại gọi là ống thần kinh. Nếu ống thần kinh không được đóng thì đốt sống của trẻ sẽ bị nứt.

Gai đôi cột sống S1 là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao? 1
Gai đôi cột sống S1 là một dạng khuyết tật ống thần kinh

Bệnh cần chú ý phát hiện và điều trị sớm do đốt sống S1 là vị trí liên quan nhiều đến vận động. Thông thường, gai đôi cột sống S1 thường có 3 thể gồm gai đôi cột sống có nang, gai đôi cột sống ẩn và thoát vị màng não bảo vệ quanh tủy sống.

Nguyên nhân gây nứt đốt sống S1

Đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng nứt đốt sống S1. Tuy nhiên trong những trường hợp sau đây, phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh con bị gai đôi cột sống S1:

  • Trong thời kỳ mang thai, sử dụng một số loại thuốc gây co giật.
  • Đã từng sinh con bị tật nứt đốt sống.
  • Có tiền sử bị tiểu đường.
  • Không nạp đủ lượng acid folic cần thiết.

Theo Hiệp hội Gai đôi cột sống, phụ nữ mang thai được bổ sung vitamin tổng hợp có chứa acid folic sẽ giảm 70% nguy cơ mắc các khuyết tật ống thần kinh trong đó có tật nứt đốt sống S1.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của gai đôi cột sống S1 như:

  • Tuổi tác: Tình trạng lão hóa xương khớp càng nặng khi càng lớn tuổi dẫn đến đốt sống S1 tổn thương.
  • Chấn thương: Những tác động từ chấn thương tạo áp lực lên cột sống S1 và có thể hình thành gai xương ở khu vực này.
  • Các bệnh lý xương khớp: Viêm khớp mạn tính dẫn đến khởi phát tình trạng gai đôi cột sống S1.
  • Lao động nặng thường xuyên phải mang vác, cúi xuống nhiều.

Triệu chứng của gai đôi cột sống S1

Tuy gai đôi cột sống S1 không phổ biến nhưng hoàn toàn có thể để lại biến chứng, đặc biệt là người trưởng thành từ 20 - 55 tuổi như:

  • Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L5-S1.
  • Do bị chèn ép dẫn đến đau thần kinh tọa.
  • Các cơn đau lan lên vùng ngực gây đau thần kinh liên sườn.
  • Cong vẹo cột sống.
  • Rối loạn cảm giác, liệt chi.
  • Viêm màng não do nhiễm trùng.

Do vậy, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán nứt đốt sống ngay từ sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

Gai đôi cột sống S1 là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao? 2
Bệnh gai đôi cột sống S1 có thể để lại biến chứng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Chẩn đoán gai đôi cột sống S1

Muốn phát hiện dị tật gai đôi cột sống ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ có thể chỉ định sàng lọc bằng một số phương pháp như:

  • Xét nghiệm máu: Để xác định có chứa protein AFP trong máu là nguy cơ gây ra nứt đốt sống.
  • Siêu âm: Để kiểm tra những bất thường ở cột sống của thai nhi.
  • Kiểm tra nước ối: Để kiểm tra các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
  • Khi trẻ được sinh ra và lớn lên có các dấu hiệu bị gai đôi cột sống S1, để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ có thể thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh như CT Scan, chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI.

Cách chữa gai đôi cột sống S1

Do bệnh là dị tật bẩm sinh nên để điều trị gai đôi cột sống S1 cần tập trung vào việc khắc phục, cải thiện các triệu chứng đau nhức. Trường hợp các cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể được chỉ định phẫu thuật.

Gai đôi cột sống S1 là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao? 3
Thuốc điều trị chủ yếu có tác dụng giảm đau, giãn cơ, làm chậm thoái hóa khớp 

Chữa bằng thuốc Tây y

Để giảm các triệu chứng của gai đốt sống S1, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ và làm chậm sự thoái hóa khớp gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, indomethacin, diclofenac, meloxicam, phối hợp với paracetamol.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, decontractyl, myonal…
  • Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống: Glucosamine, MSM, chondroitin…

Lưu ý: Trong trường hợp bị đau dữ dội, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ vì các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu để chữa gai đôi cột sống S1

Ngoài dùng thuốc điều trị, nếu kết hợp vật lý trị liệu sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả và tăng khả năng hồi phục của xương khớp. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng để chữa gai đôi đốt sống S1 gồm:

Châm cứu, bấm huyệt

Phương pháp này giúp giải phóng ra endorphin làm giảm đau nhanh chóng, giúp cơ thể giảm cảm giác đau nhức và thư giãn, tác động vào các mạch máu để tăng cường oxy và máu đi khắp cơ quan trong cơ thể.

Dùng áo, nẹp cố định cột sống

Đai lưng cột sống được dùng để lấy lại đường cong sinh lý của cơ thể. Tùy tình trạng bệnh mà lựa chọn các loại đai phù hợp và sử dụng kiên trì.

Sử dụng tia laser, đèn chiếu hồng ngoại, máy tạo sóng âm, sóng ngắn…

Các phương pháp này giảm đau, kích thích lưu thông máu và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở đốt S1. Người bệnh không nên tự thực hiện tại nhà vì phương pháp này đòi hỏi các kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện.

Cần kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

Chườm nóng

Trong trường hợp gai đốt sống gây chèn ép dây thần kinh, khiến tê bì, người bệnh có thể chườm nóng. Hơi nóng giúp lưu thông máu, làm giãn tổ chức cơ xung quanh, từ đó giảm đau hiệu quả.

Gai đôi cột sống S1 là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao? 4
Chườm nóng là một trong những cách giảm đau hiệu quả

Phẫu thuật dị tật gai đốt sống S1

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được những phương pháp điều trị trên, các cơn đau không giảm mà còn tăng nặng, không thể tự vận động... các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Mục đích việc phẫu thuật là bảo tồn dây thần kinh, phục hồi và co vết nứt đốt sống.

Ngoài ra, việc phẫu thuật làm liền đốt sống S1 có thể giảm nguy cơ gây tàn tật về lâu dài và giảm nguy cơ nhiễm trùng (viêm màng não).

Phòng tránh gai đôi đốt sống S1

Tình trạng nứt đốt sống S1 có nhiều nguyên nhân gây ra gồm tác động từ gen di truyền, sự ảnh hưởng từ tuổi tác, bệnh lý, môi trường. Để phòng tránh bị gai đôi đốt sống S1, phụ nữ mang thai cần chú ý:

  • Mỗi ngày, nên uống đủ 400mcg acid folic. Nếu lần mang thai trước, thai nhi có dấu hiệu nứt đốt sống thì mẹ nên uống bổ sung nhiều acid folic trước khi mang thai và trong thời gian đầu thai kỳ.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược nào.
  • Kiểm soát tiểu đường hoặc béo phì.
  • Vận động để lưu thông máu và tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có hại cho xương khớp như đồ dầu mỡ, đồ uống có gas hoặc chất kích thích.
  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế.
  • Giữ tinh thần thoải mái.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bài viết "Gai đôi cột sống S1" đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này gồm nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị và phòng chống. Khi người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh, cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm