Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Giảm trương lực cơ là gì? Nguyên nhân và sự ảnh hưởng

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giảm trương lực cơ là một biểu hiện tiềm ẩn của nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, phát triển và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Giảm trương lực cơ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hội chứng giảm trương lực cơ là một loại rối loạn vận động do những chấn thương từ hệ thần kinh gây nên, làm giảm sức đề kháng với việc vận động của cơ lúc nghỉ. Bài viết sau đây Long Châu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích về tình trạng này.

Giảm trương lực cơ là gì?

Giảm trương lực cơ là một tình trạng trong đó cơ bắp không duy trì độ căng cần thiết khi không có sự kích thích hoặc chuyển động. Điều này dẫn đến việc cơ bắp có độ mềm hơn và có xu hướng duỗi ra nhiều hơn so với người bình thường.

Trương lực cơ là mức độ kháng cự (sức căng) của cơ bắp đối với sự chuyển động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi bạn thả lỏng cánh tay trái và dùng tay phải để nhéo vào bắp tay, cảm giác kháng cự mà bạn cảm nhận được chính là trương lực cơ của bạn. Ở những người mắc chứng giảm trương lực cơ, khi thực hiện hành động tương tự vào bắp tay của họ sẽ cảm thấy mềm, không có sự kháng cự.

Trương lực cơ là phản ứng của cơ thể đối với lực tác động, giúp duy trì tư thế ngồi và hỗ trợ các phản xạ như di chuyển cánh tay và chân. Trương lực cơ còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn bị giảm trương lực cơ, cánh tay và chân của bạn sẽ trở nên mềm nhũn, giống như một con búp bê vải.

Giảm trương lực cơ được xem là một loại rối loạn vận động chức năng, có thể có các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng lên khả năng vận động của cá nhân.

  • Mức độ nhẹ: Các cơ trong cơ thể như cơ tay và cơ chân, có thể phản ứng với những kích thích nhẹ, thậm chí là rung nhẹ khi không hoạt động.
  • Mức độ nặng: Cơ bắp có thể trải qua trạng thái rung liên tục, dẫn đến sự run rẩy của cơ thể ngay cả khi đang ngủ. Người bị ảnh hưởng cũng gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng và có thể gặp khó khăn khi cố gắng cầm đồ một cách chắc chắn.
Giảm trương lực cơ là gì? Nguyên nhân và sự ảnh hưởng 1
Giảm trương lực cơ là một loại rối loạn vận động do chấn thương hệ thần kinh gây ra

Nguyên nhân gây giảm trương lực cơ

Có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng giảm trương lực cơ, bao gồm:

  • Bệnh rễ thần kinh: Rễ thần kinh bị chèn ép khi thoát ra khỏi cột sống, có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, gây ra giảm trương lực cơ hoặc các vấn đề khác như vẹo cổ, bệnh lý đốt sống cổ, đốt sống ngực hoặc thắt lưng.
  • Nhồi máu tiểu não gây tai biến mạch máu não: Đây là nguyên nhân phổ biến ở người cao tuổi và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm và khó chữa.
  • Chấn thương tủy sống cấp: Chấn thương tủy sống nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra giảm trương lực cơ và còn dẫn đến các vấn đề khác như trẻ sơ sinh yếu cổ.
  • Xuất huyết não: Đây là một loại đột quỵ khi máu đột ngột tràn vào mô não, gây tổn thương não bộ và làm suy yếu hệ thống điều khiển cơ bắp, dẫn đến giảm trương lực cơ và có thể đe dọa tính mạng.
  • Bệnh lý tiểu não: Ví dụ như chứng rối loạn tăng vận động gây ra các vấn đề như mất điều hòa chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp.
Giảm trương lực cơ là gì? Nguyên nhân và sự ảnh hưởng 2
Xuất huyết não có thể dẫn đến giảm trương lực cơ

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như teo cơ tủy sống, bệnh bại liệt, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus gây hại,...

Ảnh hưởng của tình trạng giảm trương lực cơ đến sức khỏe

Hội chứng giảm trương lực cơ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Đối với người trưởng thành

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý não, thần kinh: Giảm trương lực cơ thường đi kèm với các bệnh lý về não, thần kinh như bại não, tê liệt. Điều này dẫn đến suy giảm khả năng vận động, khiến người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.
  • Gây biến dạng cơ thể: Giảm trương lực cơ lâu dài có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, đặc biệt là ở các chi.
  • Suy giảm chức năng hô hấp: Khi cơ hô hấp yếu, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc thở, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Tăng nguy cơ loét da: Do nằm lâu một chỗ, người bệnh có nguy cơ cao bị loét da, đặc biệt là ở các vị trí tì đè.
  • Gây trầm cảm: Mất khả năng vận động và phụ thuộc vào người khác có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Giảm trương lực cơ là gì? Nguyên nhân và sự ảnh hưởng 3
Giảm trương lực cơ lâu dài ở người trưởng thành có thể dẫn đến tình trạng teo cơ

Đối với trẻ em

  • Cản trở phát triển cơ thể: Giảm trương lực cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và các chi, khiến trẻ dễ bị vẹo cột sống, ảnh hưởng đến dáng đi và tư thế.
  • Gây rối loạn chức năng thần kinh: Nếu nguyên nhân gây giảm trương lực cơ là do virus hoặc di truyền, di căn từ các bệnh khác, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và bộ não, dẫn đến các vấn đề nhận thức và hành vi.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng: Do sức đề kháng yếu và khả năng vận động hạn chế, trẻ em bị giảm trương lực cơ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa và đường hô hấp.
  • Gây ảnh hưởng tâm lý: Trẻ có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm vì sự khác biệt so với các bạn cùng trang lứa, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và khả năng hòa nhập xã hội.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm hội chứng giảm trương lực cơ là vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể gây ra. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bản thân hoặc người thân.

Giảm trương lực cơ dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng hoàn toàn có thể được cải thiện nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh này, hy vọng sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức và có những biện pháp chữa trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin