Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Spondylolisthesis là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Ngày 06/05/2024
Kích thước chữ

Spondylolisthesis là gì? Biểu hiện triệu chứng và cách chẩn đoán như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Spondylolisthesis (trượt đốt sống thắt lưng) là một trong những bệnh xương khớp phổ biến xảy ra khi có một đốt sống lưng trượt về phía trước. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp spondylolisthesis là gì cũng như hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý này nhé!

Spondylolisthesis là gì?

Spondylolisthesis hay còn được gọi với tên trượt đốt sống thắt lưng, là tình trạng xảy ra khi đốt sống trên trượt ra phía sau hoặc phía ngoài của đốt sống dưới. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau thắt lưng, đi đứng khó khăn và cơn đau có thể lan xuống một hoặc cả hai chân.

Spondylolisthesis là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 3
Spondylolisthesis xảy ra khi đốt sống trên bị trượt lệch so với đốt sống dưới

Dựa trên mức độ trượt hiển thị trên phim chụp X-quang ở tư thế nghiêng, mà bệnh trượt đốt sống thắt lưng được chia thành 5 cấp độ bao gồm:

  • Mức độ 1: Trượt khoảng 0 - 25% thân đốt sống.
  • Mức độ 2: Trượt khoảng 26 - 50% thân đốt sống.
  • Mức độ 3: Trượt khoảng 51 - 75% thân đốt sống.
  • Mức độ 4: Trượt khoảng 76 - 100% thân đốt sống.
  • Mức độ 5: Trượt hoàn toàn đốt sống trên ra khỏi bề mặt của thân đốt dưới.

Nguyên nhân gây bệnh spondylolisthesis là gì?

Tình trạng trượt của đốt sống thắt lưng thường xảy ra ở các vị trí L3-L4, L4-L5 hoặc L5-S1. Vậy nguyên nhân gây spondylolisthesis là gì? Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này như:

Trượt đốt sống thắt lưng do bẩm sinh

Vị trí đốt sống thắt lưng bị sai lệch ngay từ khi mới sinh ra, hay còn gọi là trượt đốt sống do rối loạn phát triển. Nguyên nhân bắt nguồn từ những bất thường trong quá trình hình thành xương sống ở thai nhi.

Trượt đốt sống do khuyết eo

Khuyết eo thường có liên quan đến khiếm khuyết hoặc chấn thương ở vị trí dây chằng nối giữa đốt sống thắt lưng, chủ yếu ở đốt L5 và S1. Trượt đốt sống do khuyết eo thường xảy ra ở thanh thiếu niên hoặc thanh niên là vận động viên và người bị chấn thương nhẹ. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự suy yếu của các thành phần sau cột sống do đặc điểm khiếm khuyết bẩm sinh mỏm gai (khuyết eo đốt sống). Chấn thương dây chằng cũng có thể làm cho cột sống bị kéo căng quá mức trong thời gian dài.

Bị viêm hoặc thoái hóa xương khớp

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề có liên quan đến cơ xương khớp và cột sống, bao gồm trượt đốt sống lưng. Sự suy yếu và mất tính bền vững của sụn khớp cột sống khi bị bào mòn theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ bị trượt đốt sống thắt lưng. Thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn từ 40 - 50 tuổi.

Spondylolisthesis là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 4
Viêm khớp là nguyên nhân dẫn đến trượt đốt sống lưng

Trượt đốt sống sau phẫu thuật

Mỗi ca phẫu thuật đều có thể gây ra những biến chứng nhất định. Đối với phẫu thuật cột sống lưng, bệnh nhân có nguy cơ bị trượt đốt sống thắt lưng sau phẫu thuật, đặc biệt khi xương sống vốn không vững chắc ngay từ đầu. Cũng vì vậy, phương pháp phẫu thuật thường chỉ được đề xuất khi các phương pháp khác không đáp ứng tốt.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài các yếu tố phổ biến trên, trượt đốt sống thắt lưng còn có thể xuất phát từ chấn thương vật lý tại cột sống hoặc thoái hóa cột sống, hội chứng bàn chân bẹt, hoặc từ các bệnh lý làm phá hủy cấu trúc cột sống như loãng xương, nhiễm khuẩn hoặc bệnh ung thư.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh trượt đốt sống thắt lưng

Tùy thuộc vào giai đoạn mà người bị bệnh trượt đốt sống thắt lưng sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn đầu: Người bệnh thường chỉ xuất hiện những cơn đau lưng thoáng qua hoặc không có triệu chứng.
  • Ở giai đoạn đau thắt lưng: Triệu đau xuất hiện nhiều hơn ở mọi tư thế vận động và lan xuống đùi, mông, cẳng chân và bàn chân, cơn đau thường tăng lên khi ho hoặc hắt hơi nhưng sẽ giảm hoặc hết đau khi nằm xuống. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi thay đổi tư thế, thậm chí có thể cảm nhận được cột sống bị trượt khi ngửa lên hoặc cúi xuống.
  • Ở giai đoạn nặng: Thay đổi tư thế và dáng đi, cơ ở thắt lưng bị co cứng, mặt đùi trong bị căng cơ, dáng đi hơi khom lưng về trước, đôi khi còn đi kèm vẹo cột sống. Cơn đau sẽ chuyển dần sang mạn tính từng đợt, đau thành từng cơn và tần suất cơn đau cũng sẽ tăng lên dày hơn. Triệu chứng sẽ giảm đi đáng kể khi bệnh nhân sử dụng áo nẹp cột sống.

Biện pháp chẩn đoán spondylolisthesis là gì?

Bệnh trượt đốt sống sống thắt lưng thường được chẩn đoán thông qua các kỹ thuật sau:

  • Chụp X quang ở tư thế đứng thẳng, nghiêng, ưỡn cong tối đa hoặc cúi tối đa. Đôi khi, bệnh nhân cần cần chụp thêm film chếch 3/4 (phải, trái). Bác sĩ dựa trên kết quả chụp để chẩn đoán mức độ và vị trí trượt đốt sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) giúp đánh giá cấu trúc xương, xác định vị trí và mức độ trượt, cũng như những tổn thương của eo, khớp và hẹp ống sống,...
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá các tổn thương ở mô mềm và sự chèn ép thần kinh. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả để chẩn đoán nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như dây chằng dày, đĩa đệm thoát vị, tổ chức xơ sẹo,...
Spondylolisthesis là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 2
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp đánh giá các tổn thương ở mô mềm và sự chèn ép thần kinh

Phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng

Một số phương pháp điều trị bệnh trượt đốt sống thắt lưng phổ biến hiện nay như:

Điều trị nội khoa

Hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng đều được điều trị nội khoa giúp cải thiện cơn đau rõ rệt. Đối với những bệnh nhân ở tuổi thiếu niên, cần nằm nghỉ ngơi kết hợp với mặc áo cố định ngoài và hạn chế các hoạt động gây đau để cải thiện triệu chứng. Đối với người bệnh trưởng thành, phương pháp điều trị bảo tồn đốt sống thắt lưng bao gồm:

  • Mặc áo cố định ngoài và vận động theo hướng dẫn.
  • Nằm nghỉ ngơi trong các đợt đau cấp.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm.
  • Điều trị vật lý trị liệu, hồi phục chức năng và tập thể dục để tăng sức mạnh cơ lưng, đùi và bụng.
  • Giảm cân đối với những người bị béo phì.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp sau:

  • Đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần và không có sự cải thiện sau 6 - 12 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.
  • Đau nhiều, không đáp ứng với biện pháp nằm nghỉ ngơi và sử dụng thuốc.
  • Xuất hiện các biến chứng như teo cơ, liệt một hoặc hai chân hoặc rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
  • Trượt đốt sống nặng tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.
Spondylolisthesis là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 1
Phẫu thuật được chỉ định sau khi điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần

Mục đích của điều trị phẫu thuật là giải phóng thần kinh và làm vững cột sống. Có ba vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong phẫu thuật:

  • Giải ép thần kinh.
  • Cố định cột sống.
  • Tạo điều kiện cho sự liền xương tốt sau phẫu thuật.

Phẫu thuật nắn chỉnh trượt và cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, ghép xương liên thân đốt lối sau được xem là phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh spondylolisthesis là gì nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin