Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của yến sào là gì? Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?

Ngày 24/06/2023
Kích thước chữ

Yến sào là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Bên cạnh vai trò hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ, yến sào còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của đường ruột. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rõ trẻ em ăn yến sào vào lúc nào là tốt nhất để bé có thể hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất của loại thực phẩm này.

Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con trẻ. Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp giúp bạn đọc về thắc mắc trên cùng với những lưu ý cần biết khi cho bé ăn tổ yến.

Giá trị dinh dưỡng có trong yến sào

Trước khi tìm hiểu về vấn đề trẻ em ăn yến sào vào lúc nào là tốt nhất, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua những thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong tổ yến.

Thành phần dinh dưỡng chính có trong tổ yến là protein, có tác dụng xây dựng các tế bào và mô cơ nhằm thúc đẩy các chức năng trao đổi chất khác. Trong tổ yến khô, trung bình có khoảng 50 - 55% protein. Bên cạnh đó, cấu trúc glycoprotein của yến sào có tác dụng cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. 

Thêm vào đó, carbohydrate trong yến sào cũng chiếm khoảng 37 - 38,5% và loại carbohydrate chính là axit sialic có tác dụng phát triển cấu trúc của não bộ.

Hơn nữa, trong yến sào có chứa 18 loại axit amin có lợi cho sức khỏe mà cơ thể con người không tự tổng hợp được, trong đó gồm có 9 loại axit amin thiết yếu là:

  • Phenylalanine;
  • Valine;
  • Threonine;
  • Histidine;
  • Tryptophan;
  • Isoleucine;
  • Methionine;
  • Lysine;
  • Leucine.

Các axit amin nêu trên đều cần thiết cho cơ thể để phục hồi và phát triển mô cơ, trong đó tryptophan và lysin là 2 loại axit amin không được tìm thấy trong hầu hết protein của thực vật.

Ngoài ra, trong yến sào còn chứa hơn 30 loại nguyên tố vi lượng như sắt, kali, magie, canxi, natri, crôm, mangan, kẽm, đồng… có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ và giúp bé ăn khỏe, ngủ ngon hơn. Vậy cha mẹ nên cho trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?

Giá trị dinh dưỡng của yến sào là gì? Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 1
Yến sào là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất quý giá

Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất trong ngày?

Yến sào là loại thực phẩm tự nhiên vô cùng quý, giàu dưỡng chất và rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho trẻ ăn yến sào đúng thời điểm để cơ thể hấp thụ được hết dưỡng chất quý trong loại thực phẩm này. Vậy phụ huynh nên cho trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? Dưới đây là 3 thời điểm "vàng" nên cho trẻ ăn tổ yến, cụ thể là:

Buổi sáng sớm khi đói bụng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên cho trẻ ăn tổ yến vào buổi sáng sớm khi còn mới thức dậy. Đây là thời điểm lý tưởng trong ngày cho trẻ sử dụng yến hiệu quả. Việc cho trẻ thưởng thức món yến sào khi bụng đang rỗng sẽ giúp con hấp thụ hết được các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này một cách tối ưu nhất. Một chén cháo tổ yến, súp tổ yến, chè tổ yến hoặc yến chưng đường phèn… sẽ giúp bé bổ sung năng lượng trong một ngày mới và làm cho tinh thần được sảng khoái hơn. Từ đó, giúp trẻ có một ngày học tập và vui chơi đạt hiệu quả tốt hơn.

Trong trường hợp trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, cha mẹ cho con ăn yến sào với mục đích giảm cân thì chỉ nên cho bé ăn một chén yến sào đã đủ dinh dưỡng thiết yếu cho bữa sáng của trẻ. Ngược lại, nếu mục đích không phải là giảm cân thì cha mẹ có thể bổ sung thêm một chút thực phẩm chứa tinh bột hoặc thêm trái cây cho bữa ăn sáng của trẻ sau khi đã ăn yến sào.

Giá trị dinh dưỡng của yến sào là gì? Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 2
Buổi sáng sớm khi đói bụng là thời điểm “vàng” cho trẻ ăn yến sào

Ăn giữa 2 bữa ăn chính

Nếu cha mẹ đang phân vân không biết cho trẻ ăn yến vào lúc nào là tốt nhất thì có thể cho bé ăn vào bữa phụ giữa 2 bữa ăn chính. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định thời gian ăn bữa trưa và bữa tối của con để cho con ăn yến sào vào thời điểm hợp lý. Chẳng hạn, nếu trẻ ăn bữa trưa vào lúc 12 giờ và ăn bữa tối lúc 18 giờ thì mẹ nên bổ sung yến sào cho con vào khoảng 15 giờ thay cho bữa phụ.

Vậy tại sao lại là thời điểm giữa 2 bữa ăn chính? Nguyên nhân là vì thời điểm này, lượng thức ăn của bữa trưa đã được tiêu hóa. Năng lượng từ bữa ăn chính cũng đã chuyển hóa thành các dưỡng chất đi nuôi cơ thể và đã được tiêu hao gần hết cho các hoạt động vui chơi, học tập. 

Do đó, món yến sào chính là một lựa chọn tuyệt vời lúc này. Việc trẻ tiêu thụ tổ yến vào thời điểm này sẽ tiếp thêm năng lượng cho bé, đồng thời khởi động hệ tiêu hóa chuẩn bị cho bữa tối. Bên cạnh đó, một lon nước yến hoặc một chén tổ yến chưng vào thời điểm này còn hỗ trợ giảm căng thẳng và mệt mỏi cho trẻ.

Buổi tối muộn trước khi đi ngủ

Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? Câu trả lời là cha mẹ có thể cho trẻ ăn tổ yến vào tối muộn trước khi đi ngủ khoảng 30 - 45 phút. Đây là thời điểm mà thức ăn được ăn trong bữa tối đã được tiêu hóa gần hết. Do đó, việc cho trẻ ăn yến sào vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong yến. 

Ngoài ra, việc ăn một chén yến sào chưng hoặc chè yến cũng không khiến cho dạ dày của trẻ phải làm việc nặng nhọc, bởi chất xơ có trong loại thực phẩm này rất dễ hấp thu. Bên cạnh đó, trẻ cũng không có cảm giác đầy bụng sau khi ăn yến.

Giá trị dinh dưỡng của yến sào là gì? Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 3
Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?

Một số vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ ăn yến

Bên cạnh việc cần nhận biết trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất, cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi cho trẻ ăn tổ yến, cụ thể là:

  • Cho trẻ ăn yến đúng thời điểm: Như đã nói ở trên, có 3 thời điểm “vàng” cho trẻ ăn yến để giúp cơ thể hấp thu tối ưu nhất các dưỡng chất. Tránh cho trẻ ăn yến ngay trước hoặc sau bữa ăn chính để hạn chế tình trạng bé sẽ no và dẫn đến bỏ bữa chính. Hoặc ngược lại, sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ chứa quá nhiều thức ăn, khiến cơ thể không hấp thu hết các dưỡng chất quý giá có trong tổ yến.
  • Không quá lạm dụng: Yến sào là loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tổ yến sẽ có thể đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên quá lạm dụng việc cho trẻ sử dụng yến sào thường xuyên mà bỏ qua các loại thực phẩm khác. Nếu ăn quá nhiều yến sẽ khiến bé bị khó tiêu và không hấp thu được các dưỡng chất hoặc có thể gây tiêu chảy.
  • Không nên cho trẻ dùng yến sào: Yến sào có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn yến sào nếu mắc phải một số bệnh lý như cảm lạnh, viêm da hoặc bệnh về đường tiêu hóa. 
  • Không nên cho trẻ vận động mạnh sau khi ăn yến: Nếu vừa ăn yến xong mà trẻ vận động mạnh luôn sẽ khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh về hệ tiêu hóa hoặc cơn đau dạ dày.
  • Lựa chọn nguồn gốc xuất xứ của yến sào: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm yến giả, kém chất lượng hoặc có chứa các chất bảo quản độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn mua yến tại những đơn vị cung cấp yến sào nguyên chất, chất lượng và an toàn để bảo vệ sức khỏe cho con.
Giá trị dinh dưỡng của yến sào là gì? Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 4
Không nên cho trẻ bị cảm lạnh ăn yến sào

Tóm lại, yến sào là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và rất tốt cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần nắm rõ về thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn yến để giúp cơ thể con hấp thu tốt nhất các dưỡng chất. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho vấn đề: “Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?”

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin