Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Tuệ Nghi
Mặc định
Lớn hơn
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp quan trọng để phát hiện ung thư sớm. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? Hãy cùng tìm hiểu thời gian có kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này trong bài viết hôm nay nhé.
Như các bạn đã biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm, cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và cung cấp thông tin chi tiết về quy trình tầm soát, thời gian chờ kết quả và những yếu tố cần lưu ý.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là quá trình sử dụng các xét nghiệm y khoa để phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung bao gồm cả các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu. Đây là một bước quan trọng giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi ung thư cổ tử cung có thể không biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm.
Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện các thay đổi bất thường ở cổ tử cung từ giai đoạn sớm, mang đến cơ hội điều trị thành công cao hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm soát giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung lên đến 70%. Không chỉ vậy, việc thực hiện tầm soát định kỳ còn giúp phát hiện virus HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích phụ nữ duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe này.
Ung thư cổ tử cung có thể được tầm soát thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó 2 phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap smear. Trong đó:
Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? Như các bạn đã biết, tầm soát ung thư cổ tử cung có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả hay tầm soát ung thư cổ tử cung có kết quả nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian có kết quả từ tầm soát ung thư cổ tử cung có thể kể đến như:
Thông thường, sau khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ nhận được kết quả từ 7 đến 14 ngày. Với những trường hợp cần kiểm tra kỹ hơn hoặc mẫu xét nghiệm có vấn đề, thời gian chờ có thể kéo dài hơn.
Khi nhận được kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung, nếu kết quả bình thường, bạn chỉ cần tiếp tục tầm soát định kỳ theo lịch của bác sĩ, thường là 3 năm một lần với Pap smear hoặc 5 năm một lần nếu kết hợp với HPV.
Tuy nhiên, nếu có bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm bổ sung như sinh thiết hoặc soi cổ tử cung, thậm chí tiến hành các thủ thuật điều trị nếu cần. Việc trao đổi kỹ với bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng sức khỏe và có hướng xử lý phù hợp.
Đối với tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm một lần nếu kết quả xét nghiệm bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có yếu tố nguy cơ như nhiễm HPV, tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc hệ miễn dịch suy yếu, bác sĩ có thể yêu cầu tầm soát thường xuyên hơn, thậm chí mỗi năm một lần.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin C, E và kẽm cùng với việc tránh hút thuốc và duy trì cân nặng hợp lý sẽ hỗ trợ sức khỏe cổ tử cung. Ngoài ra, bạn nên tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo ít nhất 48 giờ trước khi tầm soát để đảm bảo mẫu xét nghiệm chính xác.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Do đó, hãy duy trì thói quen này theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn cụ thể nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.