Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc nắm được các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị chốc lở tai trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tất cả các lưu ý về chế độ dinh dưỡng sẽ được bật mí ở bài viết sau.
Bệnh chốc lở tai là tình trạng vi khuẩn tụ cầu kí sinh ở vùng da bên dưới của dái tai gây nên các vết lở loét tại đó, và có thể lan ra một phần của cổ và mặt. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cần có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể loại bệnh này nên ăn gì và cần kiêng ăn gì?
Chốc lở tai là tình trạng nhiễm trùng da với nguyên nhân phổ biến là do các vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hoặc liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes xâm nhập vào lớp biểu bì da. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện những bọng nước hoặc mụn mủ dễ vỡ tạo thành vảy tiết màu mật ong. Những vị trí thường gặp vết chốc lở nhất là mặt, tai, cánh tay và chân.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây y kết hợp với đông y, thì bạn cũng nên thay đổi một số thực đơn hàng ngày của mình, giúp cơ thể tái tạo và phục hồi nhanh hơn.
Một số thực phẩm cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như:
Omega-3 là một axit béo có khả năng kháng viêm rất tốt cho cơ thể. Vì thế, việc bổ sung thêm nhiều omega-3 sẽ giúp bạn phục hồi vết thương nhanh chóng. Omega 3 thường có nhiều trong hải sản, đặc biệt là các loài cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ… Bạn cũng có thể bổ sung bằng cách uống một số thực phẩm chức năng như dầu cá…
Vitamin C có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Từ đó làm se lại các vết mụn mủ của bệnh chốc lở và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Bạn có thể nạp vitamin C bằng cách bổ sung thực phẩm như: Trái cây mọng (cam, quýt, bưởi, ổi, thanh long, táo…) hoặc trong các loại rau xanh như ớt chuông, súp lơ, rau bina…
Vitamin B2 sẽ giúp tăng các hoạt động của tế bào mô, giúp tái tạo và hình thành da mới. Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng vitamin B2 dạng viên nén hay hấp thục chúng qua đường ăn uống. Một số loại thực phẩm giàu vitamin B2 như: Rau bina, xà lách, súp lơ…
Các loại thịt trắng có tính hàn, giúp làm dịu các vết loét một cách hiệu quả. Ngoài ra, thịt trắng còn cung cấp nhiều protein, giảm thời gian phục hồi vết thương và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo. Một số loại thịt trắng như ức gà, thịt vịt, thịt lợn nạc…
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong các loại thực phẩm như: Táo, lúa mạch, các loại đậu, bột yến bạch, ngũ cốc... Các loại thực phẩm này sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngáy khi bước vào giai đoạn kéo da non.
Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể, bạn cũng cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau:
Hạn chế đồ ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng không chỉ gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa, mà còn làm cho các vết lở trở nên nặng hơn. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời tăng thời gian hồi phục của vết thương.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn ngoài hàng, đặc biệt là đồ ăn vặt như nem chua rán, phomai que, các loại bánh snack, đồ hộp… thường có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Nó sẽ khiến cho các vết loét trở nên sâu hơn, gây nên nhiễm trùng và mưng mủ tại vùng da bị chốc.
Một số đồ uống chứa cồn và chất kích như rượu bia, cà phê… có thể kích hoạt các yếu tố dị ứng trong cơ thể. Khiến cho tình trạng chốc lở trên da trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Ngoài ra một số thực phẩm, đồ uống nhiều đường như nước có gas, kem... cũng là các nguồn kích ứng, gây viêm cho các vết loét.
Bạn có thể kết hợp bổ sung các thực phẩm cần thiết với một số bài thuốc dân gian, giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Sử dụng hỗn hợp gừng và mật ong
Theo các nghiên cứu cho thấy, gừng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus – nguyên nhân gây nên bệnh chốc lở.
Cách thực hiện như sau:
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng luôn nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh.
Trị chốc lở tai bằng nước nha đam
Nha đam có tính kháng viêm, do đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để tạo thành một bài thuốc chữa chốc lở hiệu quả:
Nếu bạn cảm thấy khó uống, thì bạn có thể kết hợp nha đam với sữa chua để dễ uống hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh chốc lở tai và gợi ý các loại thực phẩm nên bổ sung và cần hạn chế trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức để từ đó chủ động điều trị chốc lở tai một cách khoa học ngay tại nhà.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.