Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không?

Ngày 25/10/2023
Kích thước chữ

Mặc dù là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến trong khám chữa bệnh nhưng chụp X-quang có nhiều thông tin cho rằng chụp X-quang có thể mang đến rủi ro cho thai kỳ. Trong đó, phụ nữ có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không là nỗi lo của nhiều mẹ bầu hiện nay.

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và bất cứ người mẹ nào cũng luôn mong muốn có thai kỳ khỏe mạnh, em bé sinh ra bình an. Có rất nhiều trường hợp mang thai nhưng người mẹ chưa biết và vô tình uống thuốc điều trị bệnh, chụp X-quang,… khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng. Bởi có rất nhiều nguồn thông tin cho rằng chụp X-quang có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không? Mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ nào khi chụp X-quang?

Khái niệm kỹ thuật chụp X-quang trong y học

Chụp X-quang là kỹ thuật tầm soát bằng hình ảnh phổ biến nhất hiện nay. X-quang cho kết quả nhanh chóng chỉ sau vài phút với hình ảnh chụp rõ nét về hệ xương khớp, ổ bụng, khoang ngực và rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nhờ hình ảnh chụp X-quang các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Kỹ thuật chụp X-quang thường được chỉ định trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp, tim mạch, hô hấp,…

Tìm hiểu về X-quang và giải đáp có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không? 1
Hình ảnh chụp X-quang giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

Nguyên lý chụp X-quang và những đối tượng chống chỉ định

Để biết có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý hoạt động của phương pháp này.

Tia X trong chụp X-quang hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Máy chụp X-quang sử dụng loại bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến và sẽ phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Tia X sẽ được các mô trong cơ thể hấp thụ với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, các mô dày như xương sẽ chặn hầu hết tia bức xạ này và ngược lại ở các mô mềm như cơ, mỡ. Hiểu đơn giản, các tia X này sẽ xuyên qua các mô và dịch trong cơ thể để từ đó tạo ra hình ảnh chụp X-quang hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý hiệu quả.

Tìm hiểu về X-quang và giải đáp có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không? 2
Tia X không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có khả năng xuyên thấu cơ thể

Chụp X-quang chống chỉ định với đối tượng nào?

Phương pháp chụp X-quang thường chống chỉ định với những người thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên;
  • Người đang trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý nào đó;
  • Người bệnh đang bị tràn khí màng phổi hoặc bị chảy máu;
  • Ngoài ra chụp X-quang cản quang cũng chống chỉ định với người bị tiểu đường giai đoạn mất bù, người bị suy gan, thận, người bị bệnh tuyến giáp, phụ nữ đang cho con bú,…

Phụ nữ có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không?

Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang là kỹ thuật lâu đời, phổ biến và mang lại nhiều lợi ích so với những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần thận trọng với phương pháp này.

Tia X có thể gây ra các tổn thương cho những cơ quan trong cơ thể của mẹ bầu và thai nhi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tia X phát ra trong quá trình chụp X-quang có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, nguy cơ gây ung thư hay thậm chí là sảy thai trong thai kỳ.

Với câu hỏi phụ nữ có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không, mức độ ảnh hưởng của tia X trong chụp X-quang phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Tiếp xúc tia X càng sớm thì thai nhi càng bị ảnh hưởng nhiều. Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng của tia X đối với thai nhi.

  • Nếu chụp X-quang ở tuần đầu thai kỳ, tia X có thể gây ra hiện tượng chết phôi thai.
  • Từ tuần 2 đến tuần 7 thai kỳ, thai nhi có thể bị dị dạng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc bị ung thư sau khi sinh ra.
  • Từ tuần 10 đến tuần 17 của thai kỳ, thai nhi dễ bị giảm trí tuệ bởi đây là giai đoạn quan trọng để thai nhi hình thành hệ thần kinh trung ương. Bức xạ tia X có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng của não bộ.
  • Từ tuần 20 của thai kỳ trở đi, việc chụp X-quang sẽ ít ảnh hưởng tới thai nhi hơn vì lúc này cơ thể của thai nhi đã phát triển hoàn thiện hơn.
Tìm hiểu về X-quang và giải đáp có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không? 3
Phụ nữ đang mang thai thuộc đối tượng chống chỉ định chụp X-quang bởi nhiều rủi ro có thể xảy ra

Tuy nhiên, không phải cứ chụp X-quang khi mang bầu là thai nhi sẽ gặp nguy hiểm bởi ngoài tuổi thai, mức độ an toàn của chụp X-quang còn phụ thuộc vào vị trí cần chụp. Nếu mẹ bầu vô tình hoặc được chỉ định chụp X-quang ở các vị trí cách xa và không chiếu trực tiếp vào vùng bụng thai nhi như cổ chân, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối, thậm chí tim, phổi,… thì liều tia X lượng bức xạ phát ra sẽ ít hơn. Lúc này rủi ro do tia X sẽ không đáng kể.

Cần làm gì nếu chụp X-quang khi đang mang thai 1 tháng?

Đây không phải trường hợp hiếm gặp bởi rất nhiều chị em không hề biết bản thân đang mang thai khi mới 4 tuần nên đã vô tình thực hiện chụp X-quang trong thời điểm này. Trong lúc này, mẹ cần bình tĩnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về việc này, đồng thời tuân thủ chỉ định khám thai của bác sĩ để được theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Nhìn chung, chụp X-quang có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên để biết có bầu 1 tháng chụp X-quang có sao không thì cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra kết luận. Đây cũng là lưu ý cho các chị em trước khi tiến hành chụp X-quang cần chắc chắn bản thân không mang thai. Nếu nghi ngờ mang thai qua các dấu hiệu buồn nôn, căng tức ngực, đau bụng,… thì nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra trước khi tiến hành.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin