Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đi tiểu thường xuyên và tiểu đêm trong thời gian mang thai là những vấn đề mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng gặp phải. Có rất nhiều mẹ bầu than phiền về tác động của vấn đề này như gây mệt mỏi, bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe thai kỳ… Đồng thời lo lắng thắc mắc “Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều?”
Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố ở nữ giới có nhiều thay đổi, lưu lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng. Đồng thời tử cung phát triển tăng kích thước gây chèn ép vào bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu.
Nhiều thống kê cho thấy, có không ít người mắc chứng rối loạn tiểu tiện như: Tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu són, tiểu rắt… Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số họ tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay các chuyên gia y tế và được điều trị kịp thời. Thông thường, mỗi người đi tiểu khoảng 4 - 7 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu với tần suất nhiều hơn 8 lần/ngày, có thể bạn đang gặp tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày.
Tiểu nhiều trong ngày thường với tần suất nhiều hơn 8 lần
Đối với một số thai phụ, hiện tượng buồn tiểu liên tục xảy ra trong suốt quá trình mang thai và gây ra nhiều bất tiện, khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu đặc biệt vào những tháng cuối khi thai nhi phát triển lớn và cơ thể nặng nề hơn. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt đầu tiên ) và 3 tháng cuối của quá trình mang thai (tam cá nguyệt thứ ba).
Hiện tượng đi tiểu thường xuyên có thể bắt đầu rất sớm ở các mẹ bầu, thậm chí xuất hiện ngay trong vài tuần đầu tiên. Do đó, đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều thai phụ có thể không nhận thấy sự thay đổi cho đến khoảng tuần thứ 10 - 13 của thai kỳ. Lúc này, tử cung bắt đầu tăng về kích thước chèn ép và tạo áp lực lên bàng quang nên mẹ bầu có thể nhận thấy tần suất đi tiểu tăng lên đáng kể.
Nhu cầu đi tiểu ở thai phụ sẽ giảm một chút trong tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa thai kỳ). Tuy nhiên, tình trạng đi tiểu thường xuyên sẽ trở lại vào 3 tháng cuối thai kỳ do thai nhi di chuyển xuống dưới và đè lên bàng quang của mẹ.
Phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
Bà bầu có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều còn tùy thuộc vào từng đối tượng và một số yếu tố khác như:
Đi tiểu thường xuyên khi mang thai là một biểu hiện bình thường ở nhiều thai phụ. Tuy nhiên, theo dõi và kịp thời phát hiện ra những bất thường trong quá trình tiểu tiện cũng như hệ tiết niệu vẫn là việc làm rất cần thiết giúp các mẹ bầu phát hiện sớm các bất thường nguy hiểm nếu có.
Đây là dấu hiệu mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Nước tiểu bình thường có màu vàng trong, không bị lẫn máu hay mủ. Tuy nhiên, nếu thai phụ phát hiện nước tiểu có màu sắc bất thường như: Màu như nước trà đặc, nước tiểu màu nâu, hồng, đỏ do có lẫn máu hoặc kèm mủ trắng thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đây hoàn toàn là những dấu hiệu bệnh lý có thể xảy ra khi mẹ bầu gặp các tổn thương ở đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi hệ tiết niệu…).
Vì vậy, để tránh bỏ sót dấu hiệu quan trọng này mẹ bầu nên quan sát kĩ nước tiểu của mình.
Bên cạnh sự thay đổi màu sắc, nước tiểu có mùi hôi nồng, khó chịu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đường tiết niệu cần được các thai phụ lưu ý.
Cần thận trọng với việc đi tiểu nhiều kèm cảm giác đau buốt ở các mẹ bầu
Các thai phụ cũng nên để ý xem khi đi tiểu cơ thể có biểu hiện nóng rát hay đau buốt hay không. Nếu như mẹ bầu đột nhiên có cảm giác trên khi đi tiểu tiện thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên bạn bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Bệnh lý hệ tiết niệu này cần được điều trị đúng cách và kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hại cho mẹ và bé .
Khi mắc chứng tiểu không hết, mẹ bầu thường có nhu cầu đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi lần đi không có hoặc chỉ được một ít nước tiểu. Đồng thời, nước tiểu chảy nhỏ giọt, không thành dòng khiến các chị không có cảm giác thoải mái mà sẽ tiếp tục buồn tiểu ngay sau đó.
Biểu hiện này là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể mắc các bệnh lý như: Sỏi tiết niệu hay sỏi bàng quang khá nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.
Cơ địa mỗi người phụ nữ khi mang thai là khác nhau, một số ít bà bầu hầu như không cảm thấy bản thân đi tiểu nhiều lần hơn trong thai kỳ. Trong khi đó, một số thai phụ khác lại hết sức khó chịu vì liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh vì buồn tiểu.
Thông thường, tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai có khả năng kéo dài đến tháng thứ chín của thai kỳ và kết thúc khi mẹ sinh con nhưng không phải ngay lập tức. Trước tiên, sau khi sinh mẹ bầu sẽ thải ra một lượng lớn nước tiểu để loại bỏ các chất lỏng dư thừa sót lại trong quá trình mang bầu. Đỉnh điểm là vào khoảng ngày thứ 2 và thứ 5 sau khi sinh em bé, thai phụ sẽ đi tiểu nhiều với lượng nước tiểu lớn, sau đó vấn để tiểu tiện sẽ trở lại bình thường như trước khi mang thai.
Đi tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai có khả năng kéo dài đến tháng thứ 9
Một người phụ nữ khi mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn từ 6 - 8 lần mỗi ngày, tần suất tiểu đêm của mẹ bầu có thể tăng gấp đôi bình thường nhất là vào cuối thai kỳ. Hiện tượng này hết sức phổ biến nên các thai phụ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không nhịn tiểu và đi tiểu ngay khi có nhu cầu để tránh phát sinh những bệnh lý nguy hiểm hoặc biến chứng trong thai kỳ tác động xấu cho cả mẹ và bé.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.