Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp: Đến tháng ăn tiết canh được không?

Ngày 24/11/2022
Kích thước chữ

Kỳ hành kinh là giai đoạn mà chị em phụ nữ cần cẩn trọng trong việc ăn uống cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Đến tháng ăn tiết canh được không là thắc mắc được chị em đặt ra khi tiết canh là một món ăn đặc biệt hấp dẫn với hầu hết người dùng

Tiết canh không chỉ là món ăn hấp dẫn đối với phái mạnh mà còn là món ăn có công thức đặc biệt thu hút cả các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có một số giai đoạn mà chị em phụ nữ nên cẩn trọng trong việc sử dụng các món ăn liên quan đến máu như trong giai đoạn hành kinh. Vậy đến tháng ăn tiết canh được không và cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe?

Tiết canh là gì? Thành phần có trong tiết canh

Tiết canh là một loại món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu chính là tiết động vật tươi, pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt có tác dụng hãm cho khỏi đông trước khi trộn với phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Cách chế biến món ăn này rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt Nam, đặc biệt là đối với người dân ở miền Bắc.

Trong tiết canh sống có chứa rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây hại cho con người. Do đó, các chuyên gia y học đều khuyến cáo mọi người không nên sử dụng món ăn này.

Các thành phần thường thấy trong tiết canh:

  • Tiết động vật còn tươi sống: Thường sử dụng tiết lợn, tiết gà, tiết ngan, tiết vịt, tiết dê, tiết chim, tiết cua (thường dùng cua biển vì cua đồng có vị rất tanh), tiết tôm (có thể dùng tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ nhưng thường là tôm hùm).
  • Chút nước luộc thịt có kèm gia vị, nước mắm hoặc nước muối được pha loãng.
  • Thịt động vật: Gồm những thành phần giòn, có xương, sụn với thịt gia súc hoặc lòng, phủ tạng và sụn cổ họng từ các loại gia cầm (vịt, ngan).
  • Gan động vật: Được người chế biến xắt lát mỏng bày lên trên.
  • Lạc rang, bánh tráng (có nơi không cần), dừa nạo sợi.
  • Các loại rau gia vị (rau húng thơm, tía tô, rau mùi), hạt tiêu tán bột, ớt tươi xắt lát, chanh quả, lá húng quế (thường dùng với tiết canh cua).
Tiết canh là món ăn tươi sống khá phổ biến tại Việt Nam Tiết canh là món ăn tươi sống khá phổ biến tại Việt Nam

Đến tháng có ăn tiết canh được không?

Vậy đến tháng ăn tiết canh được không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của phụ nữ hay không? Thông thường, tiết canh vẫn được sử dụng trong kỳ hành kinh của các chị em phụ nữ, tuy nhiên cần hạn chế tối đa hoặc ăn tiết canh nấu chín để bảo vệ sức khỏe. Vì trong thời gian này, nếu ăn phải các loại thịt hoặc đồ ăn có máu sẽ khiến máu kinh và dịch âm đạo có mùi tanh rất khó chịu, khiến chị em mất tự tin và gia tăng tình trạng viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

Chính vì vậy nếu muốn sử dụng tiết canh trong kỳ hành kinh chị em cần lưu ý không nên ăn quá nhiều hoặc nên ăn các loại tiết canh đã được chế biến kỹ lưỡng.

Đến tháng có ăn tiết canh không? - Có thể ăn tuy nhiên không khuyến khích ăn khi đang đến kỳ kinh nguyệt Đến tháng ăn tiết canh được không? Có thể ăn tuy nhiên không khuyến khích ăn khi đang đến kỳ kinh nguyệt

Nên ăn tiết canh sống hay chín?

Tất cả các loại tiết canh dù là lợn, dê, vịt… thực chất là máu sống và chúng tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Nếu không may ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người dùng có nguy cơ mắc liên cầu lợn, bệnh đường tiêu hóa, giun sán, viêm não mô cầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong… Đặc biệt, trong quá trình cắt tiết, chế biến nếu không đảm bảo có thể dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật xâm nhập vào máu.

Để có thể đảm bảo được độ an toàn thì không nên dùng tiết canh sống. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích việc hấp chín tiết canh, kết hợp cùng với một số nguyên liệu để trở thành món ăn bổ dưỡng như: Tiết lợn sốt mỡ hành, tiết xào lá xương sông,… vừa giúp cơ thể khỏe mạnh và vừa làm phong phú bữa ăn cho gia đình.

Tùy từng tình trạng cơ thể phù hợp ăn tiết canh sống hoặc chín. Khuyến khích ăn tiết đã nấu chín, không ăn tiết canh với phần tiết còn sống

Một số lưu ý khi ăn tiết canh bạn nên biết

Một số điều cần lưu ý khi dùng tiết canh như sau:

  • Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng trong trường hợp đã ăn tiết canh hoặc các loại món tái cần chú ý khi thấy dấu hiệu khác thường của cơ thể như: Sốt nóng, tiêu chảy, sốt lạnh, cứng gáy, tri giác lơ mơ, đau đầu, ù tai, viêm màng não mủ do nhiễm liên cầu lợn, hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết,… thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất để kịp thời xét nghiệm và điều trị.
  • Khi ăn tiết canh, người ăn cần lưu ý khâu chế biến kỹ lưỡng và nấu chín. Người sử dụng cần đảm bảo các nguyên tắc ăn chín uống sôi trong suốt thời gian ăn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Bản thân món tiết canh được khá nhiều người ưa thích. Nhưng thực tế, ăn những món ăn này đôi khi lại mang nhiều tác hại hơn là lợi ích tích cực. Thay vào đó, người dùng có thể chọn các loại món đã được chế biến an toàn hơn như xào, luộc, quay,..

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc đến tháng ăn tiết canh được không. Nhiều người dân có thói quen ăn tiết canh và xem đây là món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, Bộ Y Tế cảnh báo người dân không nên ăn tiết canh hoặc các món ăn tái sống, vì dễ gây nhiễm bệnh liên cầu khuẩn, giun sán, viêm não mô cầu, cúm gia cầm… đặc biệt là đối với chị em phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.