Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, sẽ không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng nhưng lại không muốn cắt dính thắng lưỡi cho trẻ. Vậy dính thắng lưỡi không cắt có sao không?
Tùy thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi mà bác sĩ sẽ chỉ định trẻ nên cắt dính thắng lưỡi hoặc không. Vậy dính thắng lưỡi không cắt có sao không và có gây ảnh hưởng gì không? Theo dõi nội dung bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Bé bị dính thắng lưỡi là như thế nào? Trẻ nhỏ khi bị dính thắng lưỡi thường có các triệu chứng như sau:
Nếu như trẻ bị dính thắng lưỡi với mức độ nhẹ thì hầu như không gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống hàng ngày và triệu chứng này có thể hết. Đối với khả năng phát triển ngôn ngữ thì cha mẹ hoàn toàn có thể giúp cho trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách bình thường mà không cần phải can thiệp đến phương pháp cắt dính thắng lưỡi. Điều mà cha mẹ cần làm đó là khi trẻ đang tập nói thì hãy chủ động cùng con học nói và điều chỉnh dần dần cho con. Sai lầm mà rất nhiều cha mẹ thường gặp phải đó là khi trẻ phát âm chưa tròn, bi bô tập nói lại lặp lại những âm tiếng phát âm ngọng của trẻ. Thói quen không tốt này chính là nguyên nhân khiến cho giọng của trẻ bị ngọng.
Nếu trẻ bị dính thắng lưỡi với mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể tự điều chỉnh, Tuy nhiên, trước khi kết luận về mức độ dính thắng lưỡi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và thực hiện theo lời khuyên của các bác sĩ nhé.
Tùy thuộc vào cấp độ của dính thắng lưỡi mà trẻ có thể được cắt hoặc không. Với dính thắng lưỡi độ 1, thắng lưỡi thường dài từ 12 đến 16mm. Mức độ dính thắng lưỡi này không quá nghiêm trọng ở trẻ nên nếu dính thắng lưỡi không cắt thì cũng không gây ảnh hưởng gì.
Với dính thắng lưỡi độ 2, thắng lưỡi thường dài từ 8 đến 11 mm. Khi ấy, cha mẹ sẽ nhận thấy một số dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ. Lúc này, trẻ cần được theo dõi sát sao và có thể cắt nếu như cảm thấy cần thiết.
Tuy nhiên, khi trẻ bị dính thắng lưỡi độ 3, độ 4 thì nên bắt buộc phải phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi. Nếu như trẻ không cắt sẽ làm ảnh hưởng tới việc ăn uống và khả năng ngôn ngữ sau này.
Tùy thuộc vào những thời điểm nhất định mà trẻ cần bắt buộc cắt dính thắng lưỡi.
Trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ hoàn toàn có thể được phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi với phương pháp cắt trực tiếp gây tê. Tuy nhiên, trẻ cần phải được hợp tác và trẻ cần được giữ cố định trong vòng vài phút để thực hiện.
Đây chính là thời điểm vàng để thực hiện cắt dính thắng lưỡi cho trẻ bởi đa số những mạch máu tại thắng lưỡi đều rất ít hoặc chưa được hình thành (đây chính là lý do khiến cho thắng lưỡi có màu trắng). Do đó mà trẻ gần như không bị chảy máu và đau. So với phương pháp gây mê thì chi phí để cắt gây tê cũng rẻ hơn rất nhiều. Với phương pháp này, sau khi thực hiện cắt dính thắng lưỡi, trẻ có thể bú sữa mẹ ngay mà không sợ bị ảnh hưởng.
Đa số những trẻ trên 6 tháng tuổi thì các mạch máu đã được manh nha hình thành và xuất hiện nhiều tại vùng thắng lưỡi. Điều này có nghĩa là mọi ảnh hưởng lên vùng thắng lưỡi đểu khiến cho trẻ bị chảy máu và đau đớn. Do đó mà hầu hết những ca cắt dính thắng lưỡi cho trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ được các bác sĩ khuyên là nên thực hiện cắt gây mê để tránh cho trẻ bị đau, hoảng loạn tâm lý.
Dính thắng lưỡi không cắt có sao không? Trên đây là những nội dung liên quan đến dính thắng lưỡi để lý giải cho vấn đề này. Tuy là tật nhỏ nhưng đối với các trường hợp dính thắng lưỡi nặng không được cắt sớm thì trẻ sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng không tốt. Do đó, các bậc cha mẹ nên quan sát cử động miệng của trẻ để có thể phát hiện sớm và khắc phục kịp thời nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.