Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm họng uống thuốc kháng sinh gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang có nhu cầu tìm hiểu về bệnh nấm họng. Cùng giải đáp ngay dưới đây.
Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh nào để phù hợp nhất với tình trạng bệnh thì lại ít ai biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về nấm họng uống kháng sinh gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi nấm họng uống kháng sinh gì thì việc tìm hiểu các thông tin chung của bệnh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
Nấm họng là tình trạng vùng niêm mạc họng bị viêm hoặc nhiễm trùng do nấm, khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Nấm họng còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Nấm amidan, tưa miệng, viêm amidan nấm, hoặc nhiễm nấm họng.
Thông thường, nấm họng hình thành bởi sự tăng trưởng quá mức của các bào tử nấm có trong khoang miệng và dạ dày. Gây nên do sự suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Các bệnh về nấm sẽ dễ dàng được trị khỏi, nếu bạn phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu.
Có tới 40 – 80% người bị nhiễm nấm họng thể nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày, sau khi sử dụng thuốc bôi hoặc một số loại thuốc dân gian. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong khoảng 5 – 10% người bị nhiễm nấm thể nặng, thì chắc chắn sẽ cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Amoxicillin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Beta-lactam, sản xuất phổ biến nhất ở dạng viên nang.
Công dụng
Amoxicillin giúp diệt toàn bộ bào tử nấm trong niêm mạc họng cũng như một số vị trí nhiễm nấm khác như khoang miệng, thanh quản, dạ dày,... làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng trong thời gian ngắn.
Liều lượng sử dụng
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, mà bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng và cách dùng khác nhau.
Một số tác dụng phụ có thể có
Nổi mề đay, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn nhiễm khuẩn, giảm bạch cầu, hoặc nặng hơn có thể gây co giật, tăng động.
Giống với Amoxicillin, Penicillin cũng là 1 loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Beta-lactam. Thuốc có 2 dạng chính là: Penicillin V dạng viên và Penicillin G dạng lỏng (dùng để tiêm tĩnh mạch).
Công dụng
Penicillin có tác dụng giảm ngứa rát họng nhanh chóng. Nhờ cơ chế gây ức chế hoạt động tổng hợp vỏ tế bào của bào tử nấm. Song song với đó là tiêu trừ nhân nấm, ngăn ngừa sự phát triển gây hại của chúng.
Liều dùng
Sử dụng 125 – 250mg/ 1 lần uống, có thể dùng 1 - 2 lần tùy tình trạng bệnh, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 – 8 tiếng.
Tác dụng phụ
Nổi mề đay, sốt cao, giảm tiểu cầu, giảm hồng cầu (thiếu máu), hoặc sốc phản vệ. Trường hợp sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, bạn cần kiểm tra kĩ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại kháng sinh này.
Azithromycin là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, chủ yếu được sản xuất dưới dạng viên nén hoặc dạng bột.
Công dụng
Azithromycin thường dùng cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường họng và hô hấp như: Nấm họng, nấm miệng, viêm phế, quản, viêm phổi, viêm amidan… Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục như nấm Chlamydia trachomatis.
Liều dùng
Sử dụng theo đơn kê của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Phát ban, đau đầu tiêu chay, khó thở, xuất huyết đường tiêu hóa…
Cùng nhóm với Azithromycin, Clarithromycin là loại kháng sinh bán tổng hợp được dùng thay thế cho Penicilin. Clarithromycin có hai dạng chính là viên nén và hỗn hợp dịch.
Công dụng
Làm ức chế hoạt động của vi khuẩn và bào tử nấm gây bệnh viêm họng, nấm họng, viêm phổi… Ngoài ra, Clarithromycin còn được dùng kết hợp với các loại thuốc đặc trị vi khuẩn HP – Loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Liều dùng
Chỉ định dùng cho trẻ trên 12 tuổi, sử dụng 25mg/lần. Uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng, sử dụng tối đa trong 10 ngày.
Một số tác dụng phụ
Đau đầu, rối loạn vị giác, rối loạn chức năng gan...
Erythromycin là loại kháng sinh phổ biến nhất thuộc nhóm Macrolid. Thuốc được sản xuất với 2 dạng chính là viên nén và kem bôi ngoài da (dùng để sát khuẩn cho vết thương hở).
Công dụng
Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm họng, nấm họng, nấm thanh quản, nấm miệng…
Liều dùng
Sử dụng 20 – 50mg/kg/ngày đối với trẻ em, và 1 – 2g/ngày đối với người lớn.
Tác dụng phụ
Phát ban, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
Trên đây các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị nấm họng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi nấm họng uống kháng sinh gì. Từ đó có thêm nhiều hiểu biết về các loại kháng sinh thông dụng, hiệu quả nhất hiện nay.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.