Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao nấm họng gây ho? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Ngày 24/06/2022
Kích thước chữ

Nấm họng gây ho là triệu chứng đầu tiên khi người bệnh nhiễm nấm Candida. Nhận biết triệu chứng này sẽ giúp bạn chủ động điều trị và có hướng xử lý kịp thời nhất.

Nấm họng là bệnh nhiễm trùng niêm mạc vùng họng do vi khuẩn nấm tấn công. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, nhưng lại rất dễ bị lơ là và chủ quan. Hai triệu chứng thường gặp nhất khi bị nấm họng chính là ho và ngứa cổ. Vậy cách điều trị nấm họng gây ho ra sao?

Tại sao nấm họng gây ho? 

Bệnh nấm họng hay nói cách khác là bệnh viêm họng do nấm. Đây là tình trạng niêm mạc của vùng hầu họng nhiễm khuẩn do sự phát triển quá mức của bào tử nấm sống hoại sinh trong cơ thể.

Tại sao nấm họng gây ho? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao 1

Tại sao nấm họng gây ho?

Có hai con đường dẫn vi khuẩn nấm tới niêm mạc họng là: Khoang miệng và dịch tiết dạ dày. Khi bị nấm họng, các bào tử nấm sẽ bám dính trên phần niêm mạc, phát triển theo hình oval, gây nên một số hiện tượng đau rát ngứa cổ họng. Từ đó, gây nên tình trạng ho khan, khiến chúng ta hiểu nhầm thành bệnh viêm họng.

Những triệu chứng phổ biến khi bị nấm họng

Để tránh việc chữa trị nhầm do nhận biết sai về tình trạng bệnh nấm họng gây ho và viêm họng thì ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm họng.

Cảm giác đau ngứa họng và ho

Đây là dấu hiệu nhận biết sớm nhất về bệnh nấm họng. Khi bị nhiễm nấm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói trong họng tại các vị trí nhiễm nấm, gây khó khăn trong việc ăn uống. 

Xuất hiện tình trạng hơi thở và nước bọt có mùi hôi, chua

Hiện tượng này được hình thành do thành sau họng sản sinh ra nhiều tổ chức lympho nhỏ, cũng như nhiều chất nhầy ở họng. Gây nên tình trạng chảy máu khi bị bóc tách (có thể có giả mạc) hay hoại tử. 

Nấm lây nhiễm sang các cơ quan lân cận

Ở một số trường hợp sức đề kháng của bệnh nhân quá yếu, nấm họng có thể lây sang một số cơ quan khác như thanh quản, thực quản, hay nặng hơn là xuống dạ dày. Từ đó, gây nên hiện tượng như ho khan lâu ngày, buồn nôn, chán ăn, sốt…

Lâu ngày, tình trạng nấm họng sẽ kết hợp thêm nhiều bội nhiễm từ các vi trùng vi khuẩn bên ngoài, hoặc hệ miễn dịch của người bệnh khiến các vị trí nấm bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi nuốt thức ăn. 

Làm thế nào để phòng ngừa nấm họng gây ho?

Nấm họng là một căn bệnh điều trị khá dễ nếu phát hiện bệnh từ những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, việc điều trị nấm họng bằng thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của gan. Chính vì thế, khi thấy dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm bất kì, bạn hãy đến ngay các cơ sở y khoa uy tín, đề được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tránh trường hợp điều trị sai bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Tại sao nấm họng gây ho? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao 2 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ngoài ra, bệnh nấm họng cũng rất dễ tái phát. Vì vậy, để tránh tình trạng nhiễm lại, bạn cần phải tuân thủ quy trình điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý như:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng: Việc làm sạch răng miệng hàng ngày (2 lần vào mỗi buổi sáng tối), sẽ giúp diệt sạch các vị khuẩn và mảng thức ăn thừa bám dính trên răng và lưỡi. Từ đó, làm sạch khoang miệng, hạn chế việc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển.
  • Nên súc miệng bằng nước muối ấm, sau mỗi bữa ăn, trong và sau khi điều trị nấm họng.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi sức đề kháng như: Thực phẩm giàu Vitamin C, thực phẩm giàu Kẽm, các loại rau xanh, thực phẩm giàu protein (thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò…), giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau và ngứa rát cổ họng.
  • Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, hoặc bạn có thể thay thế nước lọc bằng trà mật ong, trà bạc hà, để làm giảm triệu chứng ho, rát họng khi bị nấm.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện điều trị bằng phương pháp rơ miệng.
  • Tránh xa các chất kích thích có thể gây kích ứng niêm mạc họng như: Rượu, bia, thuốc lá, caffein…
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, các thực phẩm chế xuất từ đá.
  • Khi đang bị nấm họng gây ho, nên sử dụng riêng thức ăn, bát đũa và các vật dụng khác như: ly, khăn rửa mặt… với người khác để tránh lây truyền bệnh.
  • Thực hiện điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định hoặc đơn thuốc kèm theo.
Tại sao nấm họng gây ho? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao 3 Không nên ăn đồ quá cay nóng

Nấm họng là căn bệnh hiếm gặp nhất trong các bệnh về tai mũi họng. Bệnh rất khó nhận biết và thường được hiểu nhầm thành những bệnh tương tự khác như: Viêm họng, viêm amidan… Nấm họng đa phần không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh nấm họng đến sức khỏe của hệ miễn dịch, chúng ta cần phải theo dõi sát sao những triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm. 

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân nấm họng gây ho để từ đó, có những phương pháp điều trị kịp thời, tránh lơ là, chủ quan.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Nấm họngho