Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm vòm họng ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Tình trạng bệnh khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì trong trường hợp này?
Bệnh nấm vòm họng ở trẻ sơ sinh là bệnh phổ biến. Nấm vòm họng thường không lây lan và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và hoạt động của trẻ.
Bệnh nấm vòm họng ở trẻ là hiện tượng trong họng và khoang miệng xuất hiện những màng giả mạc màu trắng hoặc vàng xung quanh vùng niêm mạc. Nấm vòm họng thường xảy ra ở giai đoạn từ sơ sinh đến khi trẻ 10 tuổi, hoặc cũng có thể ở trẻ 15 tuổi.
Nấm vòm họng bên cạnh việc gây tổn thương cho các vùng niêm mạc, còn làm cho trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, quấy khóc, dễ kích động và cáu kỉnh. Trong một số trường hợp nặng, nấm vòm họng ở trẻ sơ sinh có thể di chuyển sang phần thanh quản và phổi, gây nên các bệnh nguy hiểm như: Viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính…
Ở trẻ dưới 1 tuổi, bạn thường rất khó vệ sinh khoang miệng ho trẻ sau mỗi bữa ăn. Chính vì thế, nguy cơ trẻ nhỏ bị nấm vòm họng ở độ tuổi này cao hơn rất nhiều so với những trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Một số yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh như:
Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nấm họng thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, bệnh sẽ dần rõ nét hơn khi bắt đầu vào giai đoạn phát triển mạnh của nấm. Một số biểu hiện thường thấy như:
Ở trẻ sơ sinh, cơ thể chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, việc điều trị khi bị nhiễm nấm là rất khó khăn. Bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, nếu nhận thấy bất kì điều gì bất thường ở trẻ. Hiện nay có hai loại thuốc kháng nấm có thể dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi.
Miconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm dạng gel, tiêu diết trực tiếp vi khuẩn nấm trong khoang miệng và họng bằng cách thoa đều thuốc lên vùng sừng màu trắng.
Nystatin: Thuốc có thiết kế dạng viên nén, bạn có thể cho trẻ uống, hoặc hòa tan trong nước. Sau đó dùng miếng gạc rơ miệng cho trẻ. Lưu ý: Nên rơ miệng cho trẻ 2 tiếng sau bữa ăn.
Để đề phòng bệnh nấm xuất hiện ở trẻ sơ sinh, bạn cần thực hiện giữ gìn vệ sinh cho cả mẹ và bé.
Đối với trẻ sơ sinh:
Đối với các bà mẹ bỉm sữa:
Nấm vòm họng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường xuyên xảy ra. Tuy không gây nguy hiểm quá nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu kéo dài bệnh có thể chuyển biến thành một số bệnh lý như: viêm phế quản mãn tính, hen xuyễn, viêm phổi… Vì thế, các mẹ cần luôn luôn theo dõi, quan sát trẻ để kịp thời phát hiện bệnh lý và có các phương pháp điều trị kịp thời.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp