Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao trẻ bị nấm vòm họng? Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày 12/06/2022
Kích thước chữ

Trẻ bị nấm vòm họng là bệnh thường gặp, gây hiện tượng đau nhức, quấy khóc. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh này ra sao?

Nấm vòm họng ở trẻ là bệnh xuất hiện do nấm Candida cư trú trong khoang miệng gây nên. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ bị nấm vòm họng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách điều trị qua bài viết sau. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm vòm họng 

Bệnh nấm vòm họng ở trẻ là do sự phát triển quá mức của nấm Candida. Một số thói quen sau làm cho các bào tử nấm phát triển nhanh chóng:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng, trẻ nhỏ thì không cần quá câu nệ việc vệ sinh răng miệng sau bữa ăn. Tuy nhiên, điều này lại vô cùng sai lầm. Bởi, khi nhai, một số thức ăn dạng sợi sẽ mắc vào răng của trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong đó có bào tử nấm Candida.

Mẹ bị nhiễm nấm sinh dục

Bé có thể bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở nếu người mẹ bị bị nhiễm nấm Candida và chưa được điều trị triệt để.

Hệ thống miễn dịch của trẻ kém

Hệ thống miễn dịch của trẻ hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên đa số các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị nấm, đặc biệt là ở lưỡi, miệng và vòm họng. Bên cạnh đó, trẻ nhẹ cân, sinh non và trẻ bị suy dinh dưỡng là những đối tượng có nguy cơ mắc nấm vòm họng cao.

Trẻ sử dụng kháng sinh sai cách

Khi sử dụng kháng sinh dài sai cách về lâu dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh.

Tại sao trẻ bị nấm vòm họng? Nguyên nhân và cách chữa trị 1 Sử dụng bàn chải có lông cứng gây rách niêm mạc

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: 

  • Bạn cho trẻ sử dụng bàn chải có đầu lông cứng cũng sẽ vô tình làm rách niêm mạc miệng.
  • Bé ngậm bú các dụng cụ như ti giả, núm ti,... bị nhiễm nấm cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh.
  • Cho trẻ chơi ở những nơi kém vệ sinh như: vũng nước đọng, các góc nhà, ngoài sân vườn… nơi có nhiều vi sinh vật gây hại sinh sống. 

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nấm vòm họng

Nấm Candida ở trẻ thường không có nhiều triệu chứng ở 1 - 2 ngày đầu mắc bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng rõ nét hơn khi bước vào giai đoạn các bào tử nấm phát triển dạng chùm. Lúc này, phụ huynh sẽ thấy một số biểu hiện ở trẻ như:

Trẻ biếng ăn: Khi các bào tử nấm phát triển sẽ làm xuất hiện một số vết sừng trên lưỡi hoặc cổ họng. Khiến bé cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi nuốt nước hoặc thức ăn dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, bỏ ăn.

Xuất hiện các mảng trắng quanh họng và khoang miệng: Đây biểu hiện rõ nét nhất khi bị nấm. Trong trường hợp nặng, các mảng nấm có thể ăn sâu vào niêm mạc, gây loét và chảy máu niêm mạc họng.

Trẻ bị sốt cao không giảm: Nếu bạn thấy trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, thì rất có thể trẻ đã bị nhiễm nấm. Lúc này bạn cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao trẻ bị nấm vòm họng? Nguyên nhân và cách chữa trị 2 Trẻ bị sốt cao khi bị nấm vòm họng

Làm thế nào để điều trị khi trẻ bị nấm họng?

Theo các chuyên gia, trẻ bị nấm vòm họng cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giúp phá vỡ môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bào tử nấm Candida trong khoang miệng.

Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc kháng nấm Nystatin để rơ miệng cho bé. Các thành phần có trong Nystatin sẽ tiêu diệt hoàn toàn bào tử nấm candida dạng vòng và một số vi khuẩn gây hại khác. Từ đó, rút ngắn được thời gian phục hồi tổn thương niêm mạc họng của bé, cũng như hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong khoang miệng.

Bạn có thể thực hiện các bước rơ lưỡi cho trẻ theo các bước sau:

  • Bước 1: Canh thời gian rơ miệng cho bé. Lưu ý không nên rơ miệng lúc bé vừa ăn no hoặc uống nước. Thay vào đó, bạn có thể rơ miệng cho bé vào khoảng tầm 9 giờ hoặc 3 giờ chiều. 
  • Bước 2: Vệ sinh hai tay thật sạch. Sau đó, lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh phần ngón tay trỏ, nhúng trong nước sôi để nguội giúp làm mềm miếng gạc rơ miệng. Tránh cọ xát mạnh làm rách niêm mạc miệng và họng của bé.
  • Bước 3: Lấy tay ra khỏi nước, rồi để cho ráo. Tiếp tục thấm ngón tay có gạc vào thuốc chống nấm Nystatin hoặc Miconazole với liều lượng vừa đủ. 
  • Bước 4: Thực hiện rơ theo thứ tự từ hai bên má, đến các vùng khác trong vòm miệng và họng. Cuối cùng là rơ lưỡi cho trẻ (nên rơ từ ngoài vào trong để tránh nguy cơ nôn ói cho trẻ).
  • Bước 5: Cố gắng giữ thuốc trong miệng trẻ ít nhất 20 phút. Sau đó bạn có thể cho trẻ súc miệng và uống nước lọc để giảm mùi thuốc rơ.

Lưu ý: Sau khi rơ miệng, bạn không nên cho trẻ uống nước ép hoặc thức ăn luôn, mà nên để cách tầm khoảng 2 tiếng, để thuốc ngấm. Đồng thời làm bong tróc những vết bám cứng đầu trong vòm họng.

Nên chọn thuốc kháng nấm dạng bôi phù hợp với hầu hết trẻ em. Tuy nhiên bạn cần tránh và hỏi ý kiến bác sĩ, nếu bé nhà bạn bị suy giảm hệ miễn dịch.

Tại sao trẻ bị nấm vòm họng? Nguyên nhân và cách chữa trị 3 Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Những cách phòng ngừa để tránh nấm vòm họng ở trẻ

Tình trạng nấm vòm họng đang xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là những trẻ em sinh sống tại vùng nông thôn. Vì thế, để hạn chế tình trạng này, bạn có thể thực hiện những việc sau:

  •  Vệ sinh và khử trùng các vật dụng thường được trẻ đưa vào miệng như núm vú giả, bình nước… Bệnh cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên những vật dụng, đồ chơi xung quanh trẻ hoặc những đồ vật có khả năng trẻ sẽ đưa vào miệng khi chơi.
  • Cung cấp thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng cho bé như: Vitamin C, vitamin B2, protein… giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ngày, nhằm loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa. 
  • Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ thông qua nước lọc, các loại nước trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin C, giúp bảo vệ họng và tránh tình trạng khô miệng. 
  • Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hưỡng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn và chống viêm loét vòm họng cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ bị nấm vòm họng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, qua đây, các bạn sẽ biết thêm nhiều cách hơn để chăm sóc, điều trị, cũng như phòng ngừa cho trẻ khỏi những vi khuẩn nấm gây hại này.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin