Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm họng không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy khi bị nấm họng kiêng ăn gì để cho nhanh khỏi?
Bị nấm họng kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn, nhằm giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng đón đọc ngay bài viết dưới đây.
Bệnh nấm họng hay còn gọi là bệnh nấm amidan, viêm amidan nấm, nhiễm nấm họng, viêm họng do nấm, nhiễm nấm họng hay tưa miệng. Nấm họng được gây ra bởi các loại nấm men hiếm là nấm mốc. Theo nghiên cứu, các loại nấm men chi Candida (chiếm 93% các trường hợp) được coi là tác nhân gây bệnh chính của bệnh nấm họng. Trong đó bao gồm: C. albicans, C.krusei, C. tropicalis, C. glabrata…
Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid… trong thời gian dài để điều trị viêm mạn tính ở cổ họng, tiểu đường, lao phổi… cũng khiến cho bệnh có nguy cơ phát triển mạnh. Bệnh nấm họng có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm họng gồm có:
Nấm họng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nhờ kết hợp các loại thuốc và chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy khi bị nấm họng kiêng ăn gì?
Đồ ăn cay nóng là chất xúc tác, có thể gây kích thích niêm mạc họng, khiến cho họng nóng rát, đau đớn. Đồ nhiều dầu mỡ sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy người bệnh nấm họng nên tránh nạp những loại thức ăn này vào cơ thể để giúp việc điều trị bệnh đạt kết quả cao.
Đồ ăn khô cứng, góc cạnh khi nuốt vào sẽ gây kích thích cổ họng, từ đó làm tổn thương bề mặt họng. Bệnh nấm họng sẽ trở nên nặng hơn nếu thường xuyên ăn những loại thức ăn này.
Đối với các loại hạt, bạn có thể xay nhuyễn hoặc chế biến thành sữa hạt và sử dụng. Việc chế biến sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số đồ ăn có tính axit mạnh gồm đồ muối chua, cóc, sấu, xoài xanh... Bởi các axit có trong thức ăn làm cho niêm mạc họng bị tổn thương, bỏng rát. Thậm chí có thể ăn mòn sâu bên trong thành họng, gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Những loại đồ ăn ngọt thường chứa nhiều arginine. Chất này sẽ tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn, vi rút. Đồng thời, arginine còn khiến dịch nhờn ở cổ tiết ra nhiều hơn, khiến cho tình trạng nấm họng trở nên nặng hơn. Bạn nên kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, các loại socola, đậu phộng…
Chất kích thích và nước uống chứa cồn như: Rượu, bia, cà phê… sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, các loại đồ uống đó còn gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như gan, thận, làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.
Ngoài việc lưu ý những loại đồ ăn không nên ăn khi điều trị nấm họng thì việc bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng đặc biệt quan trọng.
Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng do vi khuẩn gây nên.
Một số thực phẩm giàu vitamin C như: Rau xanh (có thể sử dụng các loại rau củ luộc, tránh đồ chiên xào nhằm giảm kích thích ở cổ họng) và các loại trái cây tươi như cam, quýt, ổi…
Những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt sẽ có lợi cho cổ họng, giúp giảm áp lực và ma sát lên thành họng. Việc ăn các thức ăn mềm trong quá trình điều trị nấm họng cũng hạn chế tình trạng đau nhức. Một số món ăn chế biến dạng lỏng như cháo, canh, súp, canh củ hầm, sinh tố, nước ép…
Kẽm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Mặt khác, thực phẩm chứa kẽm còn giúp phòng ngừa vi khuẩn, vi rút gây ra nấm họng. Người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Cải bó xôi, các loại hạt, nước cốt dừa…
Thực phẩm có tính kháng viêm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và cải thiện hơn. Cụ thể như: Bạc hà (kháng viêm, thông các niêm mạc tiết dịch nhầy), gừng (kháng viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu), mật ong (cải thiện sức đề kháng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng)...
Trên đây là những thông tin về bệnh nấm họng cũng như giải đáp câu hỏi bị nấm họng kiêng ăn gì? Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, để từ đó có thêm vốn hiểu biết, chủ động điều trị, ngăn ngừa bệnh nấm họng một cách tốt nhất.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.