Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm họng Candida là bệnh do bào tử nấm Candida Albicans phát triển quá mức kiểm soát gây nên. Ngoài ra, bệnh còn do rất nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt khác gây nên.
Nấm họng Candida là bệnh phổ biến hiện nay. Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm, tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch kém thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Vậy nấm họng Candida có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nấm họng Candida là bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Khi đó, nấm sẽ xuất hiện nhiều trên niêm mạc miệng và cổ họng. Nấm Candida albicans là loại nấm phổ biến, sống cộng sinh trên da và bên trong cơ thể. Ở khu vực cổ họng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi, phát triển.
Các vết thương do loại nấm này gây ra có màu trắng kem. Dấu hiệu ban đầu đau nhức và ngứa rát vùng tổn thương, gây ảnh hưởng tới các hoạt động ăn uống, sinh hoạt.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu thì nhiễm nấm ở họng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu không có phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp, bệnh nấm sẽ lây lan các cơ quan khác, gây nhiễm trùng nấm toàn thân. Trường hợp nặng hơn là loại nấm Candida sẽ xâm nhập vào trong cơ thể, gây nhiễm trùng máu, gây suy tạng, thậm chí là tử vong.
Ở mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau khi bị nấm họng. Một số dấu hiệu nhận biết chung nhất đó là:
Trên thực tế, nấm Candida luôn tồn tại bên trong cơ thể con người. Nấm Candida thường sinh sống ở miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Ở điều kiện bình thường, loại nấm này không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi có sự tác động của các yếu tố như hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể nạp nhiều kháng sinh, sử dụng thuốc điều trị ung thư hay thuốc corticosteroid… đều sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn trong cơ thể.
Ngoài nguyên nhân chính đó, một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida phải kể đến như:
Phát hiện và điều trị sớm nấm họng Candida sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng tiêu cực đối với sức khỏe.
Trường hợp nhiễm nấm họng ở thể nhẹ và trung bình
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị như: Nystatin, Fluconazole, Clotrimazole... Những loại thuốc có tác dụng chống nấm này được điều chế ở dạng thuốc ngậm hoặc uống. Bạn nên sử dụng theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tình trạng nấm họng sẽ được thuyên giảm và khỏi dần trong vòng từ 7 - 14 ngày.
Người bị nấm họng thể nặng
Phương pháp điều trị thường thấy nhất là sử dụng thuốc kháng nấm fluconazole theo dạng đường uống. Với những bệnh nhân chống chỉ định với fluconazole, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống nấm khác phù hợp.
Trường hợp người bệnh bị tái phát
Cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.
Để kiểm soát và hạn chế tối đa các nguy cơ gây bệnh do nấm Candida, bạn cần thiết lập, duy trì một số thói quen như:
Trên đây là những thông tin về bệnh nấm họng Candida bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và những biện pháp phòng ngừa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chủ động trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.