Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau răng khi mang thai là tình trạng nha khoa không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Thêm vào đó, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ làm chị em cảm thấy không hề thoải mái cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nhiều mẹ bầu muốn thực hiện các thủ thuật nha khoa để giải quyết tình trạng này nhưng lại băn khoăn lo lắng nhổ răng khi mang thai có sao không?
Nhổ răng khi mang thai có sao không? Nhiều mẹ bầu lo sợ việc nhổ răng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, rủi ro từ việc nhổ răng khi mang thai sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc chấp nhận “sống chung” với những chiếc răng đau nhức này.
Trước khi giải đáp thắc mắc "nhổ răng khi mang thai có sao không?", cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai, hormone thay đổi nhanh và liên tục khiến nhiều mẹ bầu khó tránh khỏi những vấn đề về răng miệng. Theo khảo sát, có 3 vấn đề răng miệng thường gặp nhất trong thai kỳ bao gồm: Sâu răng, viêm nướu, khối u thai kỳ (Pregnancy Tumours).
Việc phụ nữ mang thai bị sâu răng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ giới bị sâu răng trong thai kỳ sinh con ra sẽ có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động kém hơn. Đồng thời dễ mắc các loại bệnh do mẹ bầu ăn uống kém dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.
Bên cạnh đó, vi khuẩn răng miệng phát triển quá mức có thể tiến hành xâm nhập vào máu thông qua nướu và di chuyển tới tử cung. Chúng sẽ kích hoạt sản xuất ra prostaglandin - một nhóm lipid có khả năng kích thích co thắt tử cung dễ dẫn đến sinh non.
Nhổ răng khi mang thai có sao không? Mặc dù không phải là một tiểu phẫu phức tạp nhưng nhổ răng vẫn khiến các thai phụ mất máu. Trong khi đó nữ giới đang mang thai cần thể chất ổn định, tuần hoàn máu tốt để vận chuyển oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng bào thai. Đây là lý do nếu việc chỉ định nhổ răng trong thai kỳ có thể trì hoãn được thì nha sĩ sẽ phối hợp các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp thai phụ giảm đau nhức và sẽ tiến hành nhổ răng sau khi sinh nở an toàn.
Mặt khác, với các trường hợp nhổ răng nhiều chân như: Răng hàm, răng khôn mọc ngầm… thì việc nhổ răng sẽ phức tạp hơn. Lúc này, nha sĩ bắt buộc phải sử dụng thuốc tê để kiểm soát cơn đau trong quá trình lấy răng. Dù liều lượng thuốc tê này khá nhỏ và đã được chứng thực an toàn nhưng vẫn ngấm vào máu và có tương tác với bào thai. Bên cạnh đó, quá trình nhổ răng và mất răng có thể tạo ra căng thẳng tinh thần cho bà bầu, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần từ đó tác động không tốt cho thai nhi.
Đặc biệt, những trường hợp nhổ răng vào 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu đến bào thai. Bởi đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm, phôi thai đang dần hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng nhất nên bắt buộc phải trì hoãn toàn bộ các thủ thuật nha khoa tác động lên người mẹ. Nếu không khả năng cao bào thai sẽ phải đối mặt với dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh, tia X trong kỹ thuật chụp X-quang…
Với những trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng hoặc bắt buộc phải điều trị sâu răng hay nhổ răng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng. Đồng thời, thời điểm nhổ răng thuận lợi nhất là 3 tháng giữa thai kỳ. Vì đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất, thai nhi cũng đã ổn định, khỏe mạnh hơn trong 3 tháng đầu và dần thích nghi với cơ thể của mẹ.
Bên cạnh thắc mắc nhổ răng khi mang thai có sao không, nhiều mẹ bầu cũng phân vân không biết liệu các thủ thuật nha khoa có an toàn với bản thân và thai nhi hay không? Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.
Chụp X-quang là việc làm cần thiết trước khi nhổ răng. Trên thực tế, một tia X-quang không chứa đủ bức xạ để gây tổn hại cho bào thai nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Hơn nữa, nha sĩ sẽ cho bạn mặc áo chì bảo hộ trong phòng chụp X-quang để hạn chế bức xạ tiếp xúc với vùng bụng và có thể gây ảnh hưởng đến em bé.
Để không ảnh hưởng đến thai nhi, bạn hãy thông báo cho nha sĩ về việc mang thai trước khi tiến hành nhổ răng. Từ đó, họ có thể lựa chọn thuốc gây tê và đặt mức độ gây tê phù hợp. Đối với các trường hợp mang thai, thông thường nha sĩ sẽ sử dụng nồng độ gây mê thấp nhất vừa đủ để thực hiện thủ thuật nhưng vẫn giúp bạn thấy thư giãn.
Đa số trường hợp thai phụ sau nhổ răng cần dùng thuốc giảm đau thì acetaminophen là lựa chọn an toàn nhất. Đây là loại thuốc giảm đau không gây hại cho thai nhi và được cho phép sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, vấn đề mẹ bầu có nên dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ răng hay không vẫn cần được thảo luận trước với chuyên gia để hạn chế tối đa rủi ro cho mẹ và bé.
Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng miệng khi mang thai dành cho mẹ bầu:
Những thông tin giải đáp thắc mắc "nhổ răng khi mang thai có sao không?" trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ không còn quá lo lắng về vấn đề này. Với hầu hết mẹ bầu việc nhổ răng không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải thực hiện thủ thuật này bạn cần thông báo cho nha sĩ về tình trạng mang thai của mình. Đồng thời, để đảm bảo an toàn chị em cần chọn những bệnh viện, phòng khám uy tín khi có nhu cầu nhổ răng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.