Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm sóc răng miệng khi mang thai thế nào để luôn có một hàm răng chắc khỏe? Mời mẹ bầu tham khảo bài viết sau đây.
Chăm sóc sức khỏe sao cho tốt là điều mà phụ nữ mang thai cực kì quan tâm. Tuy nhiên chăm sóc răng miệng lại là vấn đề chị em thường bỏ sót nhất. Theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên để biết mình có bị viêm nha chu hay viêm lợi, để được điều trị kịp thời sẽ giúp làm hạn chế những tác động xấu tới sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi.
Lượng thức ăn cùng nồng độ hormone thay đổi khiến tình trạng răng miệng của phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm cần lưu ý so với bình thường.
Theo các nhà nghiên cứu đại học Case Western Reserve, trong các mô nướu của cơ thể chứa nhiều thụ thể estrogen. Lượng estrogen tăng cao khi mang thai được cho là nguyên nhân làm ra tăng tình trạng viêm nướu, sưng lợi.
Viêm răng lợi rất hay xảy ra khi mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu tiếp thu lượng thực phẩm nhiều hơn, đặc biệt là các món ăn vặt. Thức ăn được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày khiến răng miệng luôn tồn tại acid dễ gây ra sâu răng. Bên cạnh đó, cơ thể mệt mỏi cùng làm nhiều mẹ “ngại ngần” làm vệ sinh cá nhân.
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu tiếp thu lượng thực phẩm nhiều hơn, đặc biệt là các món ăn vặt. Thức ăn được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày khiến răng miệng luôn tồn tại acid dễ gây ra sâu răng. Bên cạnh đó, cơ thể mệt mỏi cùng làm nhiều mẹ “ngại ngần” làm vệ sinh cá nhân.
Tính chất nước bọt và thói quen sinh hoạt thay đổi tạo điều kiện cho các vi khuẩn xuất phát triển.
Sức khỏe răng miệng không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và bé.
Nha chu là tình trạng viêm quanh răng. Mảng bám ở răng không được chải sạch chứa nhiều vi khuẩn là nguyên nhân của hiện tượng này. Nha chu không chỉ gây đau nhức mà còn làm giảm khả năng liên kết mô mềm - nướu - xương răng. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất răng, rụng răng.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng viêm nha chu gặp phải khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai lên gấp 2 - 3 lần.
Vi khuẩn có hại từ khoang miệng có thể theo máu qua nhau thai, vào trong dịch ối kích thích chuyển dạ sớm, gây hiện tượng sinh non và nhẹ cân. Bên cạnh đó, mẹ có hiện tượng nha chu thì có nhu cầu canxi cao hơn, lượng canxi cung cấp cho thai giảm làm bé nhẹ cân và còi xương.
Hậu quả to lớn khi bị viêm răng lúc mang bầu.
Sau khoảng 6 tuần từ ngày còn là chấm tròn nhỏ trong bụng mẹ, những mầm răng đầu tiên đã hình thành. Đến tháng thứ 7 sau sinh, chiếc răng sữa đã bắt đầu nhú lên.
Vi khuẩn sâu răng có thể thông qua việc được mẹ hôn, mẹ bón thức ăn mà vào trong miệng trẻ. Chúng nhanh chóng sinh sôi, đào đục quanh răng gây hôi miệng và khiến bé đau nhức không thôi. Trẻ từ 1 - 3 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng, trẻ có mẹ là người nhiều răng sâu có nguy cơ mắc sâu răng từ sớm rất cao. Bởi vậy chú ý rằng chăm sóc răng miệng cho bản thân không chỉ tốt cho chính mình mà còn tốt cho cả trẻ nhỏ sau này.
Vệ sinh răng miệng hợp lý mà lại vô cùng đơn giản, các mẹ có thể làm như sau:
Đánh răng thường xuyên để bảo vệ răng miệng.
Chế độ dinh dưỡng với nhiều khoáng chất như canxi, photpho, magie… có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành răng bé. Trong khoảng thời gian này, nếu mẹ không được bổ sung đủ chất, đặc biệt là thiếu hụt canxi có thể khiến răng bé sau này yếu hoặc dễ bị sâu, sún răng.
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 800 - 1500 mg canxi trong mỗi giai đoạn thai kỳ để đảm bảo đủ nhu cầu. Có nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi bà bầu có thể lựa chọn bổ sung trong thực đơn. Ví dụ như:
Bên cạnh đó, bà bầu có thể bổ sung thêm các loại vi khoáng qua các loại thực phẩm chức năng như viên uống canxi, viên uống vitamin để đảm bảo nhu cầu thiết yếu.
Chăm sóc răng miệng khi mang thai là vấn đề các mẹ cần chú ý. Vệ sinh đúng cách, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, khám nha sĩ định kỳ là 3 yếu tố quan trọng để vấn đề răng miệng không còn là điều băn khoăn cho mẹ và bé.
Lâm Khuê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.