Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đại tiện là nhu cầu sinh lý cơ bản của mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Từ thói quen đại tiện và tính chất phân, bạn có thể tìm hiểu sơ bộ về sức khỏe tiêu hóa của mình. Nhiều người thắc mắc rằng 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không?
Một tuần đi đại tiện bao nhiêu lần là bình thường thì không có con số tuyệt đối nào cho tất cả mọi người. Tần suất đi đại tiện phụ thuộc vào thể trạng của mỗi cá nhân. Tần suất đi ngoài và khối lượng phân phụ thuộc vào thói quen ăn uống và cả những yếu tố về gen. Bạn càng tiêu thụ ít chất xơ, bạn đi ngoài càng ít.
Đi đại tiện thế nào được coi là bình thường, 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp điều này, chúng ta cần dựa vào thói quen đi đại tiện và tính chất của phân.
Đại tiện là việc loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa. Thói quen đại tiện của mỗi người là khác nhau, có người đi đại tiện hàng ngày, có người chỉ đi vài lần một tuần.
Tần suất đi đại tiện và khối lượng phân mỗi lần đi ngoài phụ thuộc vào chế độ ăn uống, thể trạng, hệ vi khuẩn đường ruột và thói quen sinh hoạt. Gen và lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng lớn đến tần suất đại tiện. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị hàng ngày đối với nam giới là 38gram và đối với nữ giới là 25gram.
Vậy 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không? Tần suất đi đại tiện phổ biến nhất là 1 lần/ngày. Đối với một số người, việc đi đại tiện nhiều hơn khoảng 2 đến 3 lần/ngày hoặc ít hơn khoảng 3 đến 4 lần/tuần vẫn được coi là bình thường. Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn hoặc ít hơn những con số trên và trong thời gian dài hơn, rất có thể hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.
Phân của người bình thường có dạng hình ống giống như xúc xích, mềm không thô cứng, bề mặt nhẵn và không có mùi nặng. Khi chế độ ăn thiếu nước và chất xơ, phân có thể sần sùi hoặc có vết nứt.
Phân thường có màu nâu sẫm hoặc vàng nâu. Màu sắc của phân cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại thực phẩm và thuốc hấp thụ.
Việc nhận biết các triệu chứng bất thường khi đi đại tiện là rất cần thiết để sớm phát hiện các bệnh lý về hệ tiêu hóa và điều trị kịp thời. Nếu sự thay đổi này kéo dài hơn một tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, bạn có thể bị bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, việc đi đại tiện hơn ba ngày mới đi 1 lần là không bình thường. Phân ứ đọng quá lâu trong đại trực tràng có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như trĩ, táo bón, tắc ruột…
Phân nhỏ, cứng, khó đào thải
Điều này nghĩa là bạn đang bị táo bón. Các nguyên nhân phổ biến nhất là không đủ nước và chất xơ trong chế độ ăn uống. Lúc này bạn nên thêm nhiều trái cây, rau, quả hạch và hạt vào thực đơn của bạn.
Phân có màu đen đen hoặc đỏ tươi
Lúc này bạn đang bị chảy máu đường tiêu hoá. Khi nhận thấy có máu khi đi ngoài, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Một số loại thuốc có chứa bismuth cũng có thể làm phân sẫm màu, nhưng hiện tượng này sẽ biến mất khi ngừng thuốc.
Phân lỏng nhưng không phải do tiêu chảy
Đây là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc bệnh Celiac. Những người mắc bệnh này sẽ không thể hấp thụ gluten. Khi ăn thực phẩm có chứa gluten, hệ thống miễn dịch sẽ phá hủy các vi nhung mao trong ruột non, ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, dẫn đến tiêu lỏng và đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Phân nổi thay vì chìm
Điều này chứng tỏ đường tiêu hoá bị đầy hơi. Đây là tình trạng bình thường nếu bạn ăn nhiều đậu, rau mầm, bắp cải hoặc một bữa ăn lớn. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra thường xuyên và thấy có váng dầu kèm theo phân, bạn có thể bị viêm tụy hoặc nhiễm trùng.
Phân lỏng có mùi lưu huỳnh, mùi trứng thối
Người bệnh có khả năng bị nhiễm Giardia, một loại ký sinh trùng thường được tìm thấy trong nước tự nhiên. Bệnh nhân có thể đi ngoài phân lỏng hàng tuần đến hàng tháng mà vẫn cảm thấy khỏe. Để xác nhận chẩn đoán bệnh, cần phải xét nghiệm mẫu phân.
Chúng ta nên xây dựng thói quen đi đại tiện như thế nào? Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ hệ tiêu hóa và loại bỏ những bất thường về đường ruột tại nhà bằng cách thay đổi lối sống như sau:
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc 1 tuần đi đại tiện 1 lần có sao không. Đi đại tiện bình thường thường được đánh giá bằng thói quen đại tiện và đặc điểm tính chất phân. Bạn cần dựa vào các dấu hiệu trên để phán đoán thế nào là đại tiện bình thường và thế nào là đại tiện bất thường. Xây dựng thói quen đại tiện khoa học không chỉ giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.