Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dịch hạch do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều cuộc tấn công của dịch bệnh quái ác này khiến vô số người tử vong. Tới nay, nếu được phát hiện sớm bệnh đã có thể điều trị được dễ dàng bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vì đây là bệnh truyền nhiễm dễ lan rộng nên nhận biết bệnh dịch hạch lây qua đường nào để phòng ngừa là việc rất quan trọng.
Thực tế cho thấy, dịch hạch có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh và dấu hiệu nhận biết đặc trưng là các hạch bạch huyết bị sưng đau, nổi nhiều ở cổ, nách hoặc quanh háng. Nếu không phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Ai cũng biết dịch hạch là căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và vô cùng nguy hiểm nhưng bệnh dịch hạch lây qua đường nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là những con đường lây lan chủ yếu của bệnh dịch hạch:
Trực khuẩn Yersinia Pestis gây bệnh dịch hạch thường xâm nhập vào cơ thể người thông qua qua vết đốt của bọ chét, rận mang mầm bệnh. Nhóm côn trùng này từng ký sinh trên động vật bị nhiễm bệnh như: Chuột, sóc, sóc chuột, thỏ, chó prairie… Khi có một đợt dịch hạch bùng phát, nhiều loài gặm nhấm nhiễm bệnh sẽ chết đi và vật ký sinh trên cơ thể chúng bị đói nên cần tìm nguồn máu khác. Lúc này, cả người và động vật ở xung quanh khu vực này đều có nguy cơ bị bọ chét hay rận mang mầm bệnh cắn.
Không những vậy, các loài thú cưng như: Chó và mèo cũng có thể mang ký sinh trùng nhiễm mầm bệnh dịch hạch vào nhà và tạo điều kiện để chúng lây truyền sang người. Sau khi bị côn trùng cắn, vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào máu cơ thể vật chủ mới và truyền nhiễm bệnh dịch hạch.
Khi tiếp xúc với động vật nhiễm dịch hạch, bạn có thể tiếp xúc trực tiếp dịch lỏng, mô của vật thể nhiễm vi khuẩn qua kết mạc mắt, niêm mạc hầu họng hoặc những vùng da bị tổn thương do bị động vật cắn, cào (thường gặp nhất là mèo vì loài này có thể ăn thịt chuột bị nhiễm bệnh). Từ đó, trực khuẩn Yersinia Pestis xâm nhập vào da và phát triển gây bệnh.
Bệnh dịch hạch lây qua đường nào? Trong một số trường hợp nhiễm dịch hạch thể phổi, vi khuẩn gây bệnh dịch hạch có thể được truyền từ người sang người thông qua những giọt nước bọt bắn. Điều này thường xảy ra khi người bệnh ho khan, hắt xì hoặc có tiếp xúc gần gũi với người khác.
Nếu không may hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn Yersinia pestis, bạn có thể bị nhiễm dịch hạch thể phổi. Việc truyền bệnh qua đường hô hấp này là cách duy nhất mà dịch hạch lây lan từ người sang người nhưng trên thực tế, trường hợp này là khá hiếm.
Ngoài ra, dịch hạch còn có thể lây nhiễm qua đường tiêu hóa do ăn phải chuột bệnh hay uống nguồn nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn dịch hạch dễ bị tiêu diệt khi nấu chín, đun sôi nên đây là đường lan truyền ít gặp.
Dịch hạch có thể ảnh hưởng đến mọi chủng tộc, lứa tuổi, giới tính. Việc biết được bệnh dịch hạch lây qua đường nào giúp chúng ta nhận diện những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm này bao gồm:
Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và thu thập những thông tin về vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis trong các mẫu lấy từ máu, hạch và phổi.
Người bệnh cần phải nhập viện để điều trị bệnh dịch hạch và uống các loại thuốc kháng sinh mạnh như: Gentamicin, Doxycycline, Ciprofloxacin, Levofloxacin.
Sau khi đã nhận biết được bệnh dịch hạch lây qua đường nào, bạn cần chú ý phòng ngừa tránh để bệnh lây lan truyền nhiễm theo các giải pháp được khuyến nghị sau:
Bệnh dịch hạch nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển biến xấu và gây tử vong nhanh chóng. Để phòng chống dịch hạch, việc nhận biết được bệnh dịch hạch lây qua đường nào là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cần tới cơ sở y tế khám ngay sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và thấy xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm dịch hạch.
Minh QA
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.