Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây ra các biến chứng tổn thương trên tim, mạch máu, mắt, não, thận và kéo theo thêm nhiều bệnh lý mạn tính khác. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc cao huyết áp có truyền dịch được không?
Một số người có bệnh nền tăng huyết áp từ lâu, không may gặp một số vấn đề sức khỏe, khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều như tiêu chảy, bỏng hay rối loạn điện giải,... băn khoăn không biết liệu cao huyết áp có truyền dịch được không?
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng gia tăng áp lực của máu lên thành động mạch. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng và các dấu hiệu thì trùng lặp với các bệnh khác.
Người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp (theo phân loại của VNHA 2022), khi chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.
Chỉ số huyết áp được xác định là tiền tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 - 89 mmHg. Người bệnh khi được chẩn đoán tiền tăng huyết áp sẽ được khuyến khích thay đổi lối sống, trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc.
Nhiều người khi có chỉ số huyết áp cao, không biết được là liệu cao huyết áp có truyền dịch được không?
Trong cơ thể của mỗi chúng ta đều có các chỉ số nồng độ trung bình trong máu. Ví dụ như lượng đường, protein, ure, các chất điện giải,... nếu các chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với ngưỡng bình thường, thì cần có giải pháp để cân bằng trở lại, nhằm phòng tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Để trả lời cho câu hỏi "cao huyết áp có truyền dịch được không?" thì đáp án là tùy vào hoàn cảnh và các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ chỉ định cho truyền dịch hay là không, truyền cái gì và với tốc độ ra sao.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ vẫn chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch, mặc dù chưa có kết quả xét nghiệm. Đó là khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng của mất nước, mất máu nhiều, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật,...
Vậy là bạn đã biết được cao huyết áp có truyền dịch được không?. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những đánh giá chuyên sâu, cân nhắc giữa mặt lợi và hại để xem xét có cần thiết chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân hay không.
Để kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống cho khoa học, sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tích cực thể dục thể thao mỗi ngày. Dưới đây là các lưu ý, giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, phòng tránh được các biến chứng của bệnh tăng huyết áp:
Vậy là bài viết đã giải đáp được thắc mắc “cao huyết áp có truyền dịch được không?”. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn cầu, và bệnh có xu hướng đang dần trẻ hóa. Việc thăm khám và phát hiện kịp thời giúp phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt khoa học và điều độ, tuân thủ sử dụng thuốc và ghi nhớ những lưu ý trong bài viết trên giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mách bạn: Những mẹo vặt chữa cao huyết áp hiệu quả bạn cần biết
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.