Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không?

Ngày 03/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Kính áp tròng là một phương pháp làm đẹp được phái đẹp ưa chuộng. Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cận thị là một trong những vấn đề về thị lực phổ biến, và mọi người thường phải đeo kính để nhìn rõ hơn. Để khắc phục tật về mắt này, bên cạnh kính có gọng thì có nhiều người còn sử dụng kính áp tròng. Vậy dùng loại nào tốt và tiện lợi hơn? Xem bài viết dưới đây.

Ưu và nhược điểm của kính áp tròng và kính cận

Kính áp tròng

Ưu điểm:

  • Phù hợp với mắt, giúp bạn nhìn các vật thể chính xác và rõ ràng hơn.
  • Nhỏ và nhẹ nên sẽ không gây cản trở khi tham gia các hoạt động: Thể thao, tập thể dục, khiêu vũ...
  • Khi sử dụng không sợ gây tổn thương mắt khi xảy ra các sự cố như va đập.
  • Không gây ra tình trạng chói khi ra nắng hoặc mờ khi trời mưa.
  • Nếu bạn muốn thử làm đẹp với nhiều màu mắt khác nhau, tây hơn hoặc muốn có đôi mắt to hơn, bạn có thể thử dùng kính áp tròng có màu và độ giãn lớn hơn. Đa dạng mẫu mã.

Nhược điểm:

  • Một số người gặp khó khăn và cần thời gian tập luyện, làm quen với thao tác đeo vào và lấy ra.
  • Kính làm giảm lượng oxy đến mắt và sử dụng lâu dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng khô mắt.
  • Yêu cầu bảo quản, vệ sinh cao hơn, cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng để tránh mọi nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
  • Khi công việc của bạn phải tiếp xúc với máy tính nhiều, đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây mỏi mắt, mờ mắt,...
  • Kính áp tròng thường chỉ được sử dụng trong 8 giờ mỗi ngày. Sử dụng quá nhiều có thể gây cay mắt, đỏ mắt, đau nhức,...
  • Giá thành kính áp tròng cao và thời gian sử dụng ngắn (3 tháng - 6 tháng - 12 tháng, tùy loại).

Kính áp tròng phù hợp với mắt, giúp bạn nhìn các vật thể chính xác và rõ ràng hơn

Kính áp tròng phù hợp với mắt, giúp bạn nhìn các vật thể chính xác và rõ ràng hơn

Kính cận

Ưu điểm:

  •  Đeo kính giúp giảm nhu cầu chạm vào mắt, do đó giảm nguy cơ kích ứng mắt hoặc nhiễm trùng.
  • Nếu bạn bị khô mắt hoặc mắt nhạy cảm, đeo kính sẽ không làm bệnh nặng thêm.
  • Kính bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi các tác nhân từ môi trường như khói, bụi, gió,...
  • Việc sử dụng kính rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm kiểu dáng phù hợp với mình và đeo vào là được.
  • Kính sẽ rẻ hơn khi sử dụng lâu dài và không cần phải thay kính thường xuyên (trừ khi bị hỏng hoặc nâng cấp).

Nhược điểm:

  • Kính cách giác mạc khoảng 12mm nên tầm nhìn có thể bị thu hẹp hoặc méo mó.
  • Việc đeo kính có thể gây bất tiện khi tham gia các hoạt động như khiêu vũ, thể thao,…
  • Có nguy cơ bị mảnh thủy tinh rơi, vỡ hoặc có thể gây thương tích cho mắt.
  • Đeo kính trong những ngày mưa, sương mù sẽ ảnh hưởng đến thị lực,...

Kính cận giúp giảm nguy cơ kích ứng mắt hoặc nhiễm trùng

Kính cận giúp giảm nguy cơ kích ứng mắt hoặc nhiễm trùng

Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không?

Việc chọn đeo kính cận hoặc kính áp tròng đôi khi có thể rất khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào sở thích cá nhân như lối sống, sự thoải mái, ngân sách và sự tiện lợi. Trước khi quyết định chọn cái nào, bạn nên biết rằng mỗi loại đều có ưu và nhược điểm.

Nếu bạn là người yêu thích các hoạt động, hay là người hay tham gia các hoạt động và ngại đeo kính không thuận tiện thì kính áp tròng có thể phù hợp với bạn, và nếu bạn muốn thay đổi ngoại hình thì cũng là một sự lựa chọn tốt, muốn mắt lấp lánh, mắt to, màu mắt thay đổi hơn,... Nhưng kính áp tròng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu bạn không sử dụng chúng đúng cách và nếu chúng khó sử dụng đối với người mới bắt đầu.

Kính dễ sử dụng, tiện lợi, dễ bảo quản, giá thành rẻ hơn kính áp tròng,... phù hợp với người đi ra ngoài nhiều, ngại bụi, thích tốc độ.

Bạn có thể đeo kính áp tròng thay kính cận

Bạn có thể đeo kính áp tròng thay kính cận

Người bị cận loạn có đeo kính áp tròng được không?

Theo quan điểm của bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bạn vừa bị cận thị vừa bị loạn thị thì chắc chắn bạn có thể đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, trước khi đeo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu bạn bị cận thị nặng và loạn thị đồng thời, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng kính áp tròng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kính áp tròng có cả mắt cận thị và loạn thị. Những người có độ cận thị cao cần sử dụng riêng dòng sản phẩm này để tránh ảnh hưởng xấu đến mắt. Hiện tại ở Việt Nam, rất khó để tìm mua kính áp tròng vừa cận thị vừa loạn thị, do cần phải có máy móc công nghệ cao chuyên dụng để sản xuất loại kính này.

Nếu độ loạn thị của bạn quá cao, cách tốt nhất là bạn nên đeo kính. Nếu bạn vẫn muốn đeo kính áp tròng, hãy nhớ đặt lịch hẹn với bác sĩ và chọn một thương hiệu uy tín để mua kính áp tròng.

Lưu ý khi đeo kính áp tròng thay kính cận

Một số lưu ý bạn cần biết:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho người đeo kính áp tròng mỗi giờ một lần.
  • Đặc biệt đối với mắt cận thị và mắt có thị lực bình thường thì càng không nên đeo kính áp tròng trong thời gian dài. Bạn đeo nó trong khoảng 6 đến 8 tiếng, sau đó tháo ra và để mắt nghỉ ngơi khoảng 2 tiếng trước khi đeo lại. Không bao giờ ngủ khi đeo kính áp tròng.
  • Đừng quá lạm dụng kính áp tròng như một phụ kiện thời trang không thể thiếu. Nếu cảm thấy mắt sưng húp hoặc đỏ, bạn nên ngừng đeo và đợi một thời gian cho đến khi mắt lành hẳn để tránh gây hại cho mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt cho người đeo kính áp tròng nên được sử dụng sau mỗi 1 giờ trong khi đeo kính áp tròng để tránh bị khô, đỏ hoặc kích ứng mắt.
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu kính áp tròng có thể cải thiện oxy cho mắt khi đeo, nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng sản phẩm trong thời gian hợp lý để giữ an toàn cho mắt và giảm thiểu các chất độc hại.

Việc đeo kính áp tròng sẽ không gây hại cho mắt của bạn hoặc gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Hi vọng những thông tin trong bài đã giải đáp được thắc mắc có nên đeo kính áp tròng thay kính cận. Hãy chọn những loại tròng kính có thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản đúng cách và sử dụng đúng cách để bảo vệ đôi mắt của mình nhé!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm