Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm khi mang thai khiến cho mẹ bầu phải đối diện với rất nhiều các triệu chứng khó chịu. Song trong thai kỳ, các bác sĩ thường khuyến cáo, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Vậy uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần có sao không và cần lưu ý những gì?
Thuốc cảm có thể khiến mẹ bầu phải đối diện với những nguy cơ rủi ro sức khỏe nào và uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần có sao không? Đây đang là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời ngay dưới đây bạn nhé.
Khi mang thai, hệ miễn dịch ở phụ nữ thường bị suy yếu, điều này khiến cho chị em rất dễ mắc bệnh khi mang thai, trong đó có cảm lạnh và cảm cúm.
Khi bà bầu có dấu hiệu bị cảm, cần thận trọng phân biệt mẹ mắc cảm lạnh hay cảm cúm từ đó đưa ra hướng can thiệp và điều trị phù hợp. Việc nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm có thể dẫn đến hướng điều trị sai lầm từ đó không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?
Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus cúm, thường tiến triển lành tính, song cũng có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt ở những đối tượng đang mắc các bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch, người bị suy giảm hệ miễn dịch. Dấu hiệu nhận biết cảm cúm khi mang thai bao gồm:
Các triệu chứng này thường xảy ra nhanh chóng và có xu hướng tiến triển nặng và kéo dài từ 1 - 2 tuần.
Virus không phải là nguyên nhân gây cảm lạnh mà là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus. Các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị cảm lạnh bao gồm:
Việc không may bị ốm, sốt hay cảm cúm, đa số các mẹ bầu đều không khỏi lo lắng. Nguyên nhân là do virus cúm có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy có nên uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần không?
Trên thực tế, không phải loại thuốc cảm nào cũng gây hại cho bà bầu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần tránh xa các loại thuốc cảm có chứa thành phần như dextromethorphan, guaifenesin, aspirin, ibuprofen… bởi những thành phần này có thể gây tăng co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, việc bà bầu dùng thuốc cảm không đúng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc giảm đau hạ sốt được đánh giá là an toàn cho thai nhi nếu mẹ bầu dùng đúng cách và đúng liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, không có một loại thuốc nào có độ an toàn 100%, đặc biệt là đối với bà bầu. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ theo khuyến cáo về cách dùng cũng như liều lượng.
Một câu hỏi đặt ra: Nếu mẹ bầu lỡ uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần thì phải làm sao? Nếu mẹ tự ý uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ thì mẹ cần dừng thuốc ngay, ghi nhớ tên thuốc, liều lượng và thời gian đã dùng sau đó đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng xử trí kịp thời. Căn cứ vào thông tin mà bà bầu cung cấp, các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi từ đó đưa ra hướng can thiệp phù hợp và an toàn.
Cùng với chủ đề có nên uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần không thì bà bầu nên làm gì khi bị cảm cũng đang là vấn đề quan tâm của nhiều chị em phụ nữ.
Khi bị cảm, bà bầu cần chú ý đến nhiều vấn đề từ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cho đến việc sử dụng thuốc.
Như đã trình bày ở trên, việc sử dụng thuốc điều trị cúm cho bà bầu khó khăn hơn rất nhiều so với người bình thường bởi một số loại thuốc cảm có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, khi bị cúm, mẹ cần phải đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cảm về uống bởi điều này có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm do nhiều nguyên nhân gây ra và các triệu chứng cảm ở mỗi người là khác nhau. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh của người bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đi khám sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của bản thân đồng thời nhận được những lời tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học từ đó giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Khi mang thai, cơ thể bà bầu thường nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường, sức đề kháng cũng suy giảm, do đó việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Việc mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể mẹ bầu chống lại bệnh tật mà còn giúp đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
Khi bị cảm, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm thay vì tắm nước lạnh, bởi nước lạnh có thể khiến cho tình trạng cảm cúm trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp tăng cường lưu thông máu đồng thời thúc đẩy việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể từ đó giúp mẹ nhanh khỏi bệnh.
Khi bị cảm cúm, đa số các mẹ bầu đều rơi vào trạng thái mệt mỏi và uể oải. Do đó, mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Việc nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại tinh thần và sức lực. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn từ đó khiến bệnh cũng có thể lâu khỏi hơn.
Mẹ bầu có thể bị sốt khi mắc cảm cúm. Và tình trạng sốt cao kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị mất nước. Lúc này mẹ bầu cần bổ sung nước cho cơ thể để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài việc uống nhiều nước ấm, mẹ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách sử dụng nước ép trái cây. Các loại nước ép trái cây không chỉ giúp mẹ bù nước mà còn mang đến cho mẹ bầu giá trị dinh dưỡng rất cao.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề có nên uống thuốc cảm khi mang thai 1 tuần không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến những người xung quanh bạn nhé. Cảm ơn bạn đã luôn sát cánh cùng Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.