Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe?

Ngày 31/10/2023
Kích thước chữ

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh ngày càng trở lên phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng tới thẩm mỹ với người bệnh. Rất nhiều ý kiến cho rằng nên vận động nhẹ để cải thiện, vậy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe hay không? Cần lưu ý vấn đề gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Một vài ngành nghề nhất định yêu cầu chúng ta cần phải đi lại hoặc đứng quá nhiều làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Người bị giãn tĩnh mạch không nên đứng hoặc ngồi lâu. Việc vận động thể thao như đi xe đạp cần chân hoạt động rất nhiều. Vậy trong thời gian suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch còn có nhiều tên gọi khác nhau như giãn tĩnh mạch chân, suy giãn tĩnh mạch chi dưới,... là sự lồi lên các đường ngoằn ngoèo, có màu xanh đậm hoặc tím, xuất hiện ở dưới bàn chân hoặc cẳng chân, nặng hơn có thể lan lên đùi. Nguyên nhân có thể do yếu tố nội tiết, phụ nữ trong thời kỳ thai sản, hoặc thói quen đứng lâu, ít hoạt động khiến cho máu dồn xuống chân, áp lực quá mức lên các tĩnh mạch ở chân.

Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe? 1
Suy giãn tĩnh mạch chân gây khó vận động cho người bệnh

Người mắc chứng suy giãn này ban đầu sẽ bị đau nhức ở chân và vùng xung quanh giãn tĩnh mạch, gây khó vận động, chân bị sưng vù và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Ngày nay bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng phổ biến, căn bệnh này không quá nguy hiểm và có thể chữa trị bằng cách mang tất giãn tĩnh mạch và thay đổi chế độ sinh hoạt vận động cho phù hợp sẽ tự hết. Tuy nhiên khi bệnh có tiến triển nặng hơn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng về tim và liên quan tới khối tĩnh mạch sâu và nhiều bệnh khác.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không?

Giãn tĩnh mạch có nên đạp xe hay không? Đây còn tuỳ thuộc vào mức độ mà người bệnh đang gặp phải. Nếu như tình trạng suy giãn của bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ đến trung bình thì là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng của suy giãn tĩnh mạch chân. Còn nếu như người bệnh đang bị suy giãn ở mức thể trạng yếu, các gân nổi lên nhiều gây đau nhức, khó đi lại thì lúc này không nên đạp xe vì sẽ khiến bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe? 2
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không?

Đạp xe có tác dụng gì? Đối với mức độ nhẹ, đạp xe sẽ giúp cho người đang suy giãn tĩnh mạch giảm thiểu tình trạng bệnh và cải thiện sức khỏe ngày một tốt hơn vì những lý do sau:

  • Khi đạp xe theo nhịp chân chuyển động cùng với nhịp tim sẽ giúp lượng máu được đưa về tim nhiều hơn, giúp lưu thông máu trong tĩnh mạch và giảm căng thẳng.
  • Thứ hai, khi bệnh nhân ngồi trên yên xe và chân đạp lên bàn đạp, cơ thể không phải dồn hết trọng lượng xuống bàn chân, giảm tải áp lực nhưng vẫn vận động cơ chân, chính vì vậy nhiều người cho rằng đạp xe tốt cho người giãn tĩnh mạch hơn là đi bộ.
  • Các động tác chuyển động của vòng xe giúp cho cơ và xương của chân hoạt động liên tục, động tác nhịp nhàng, hỗ trợ các mạch máu lưu thông xuống chân, giúp mau khỏi bệnh.

Người suy giãn tĩnh mạch nên đạp xe như thế nào?

Đạp xe là hoạt động đơn giản ai cũng có thể làm được, tuy nhiên đối với những người suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ tập luyện đúng cách để vừa không làm tình trạng bệnh trở lên tệ hơn mà vừa có thể cải thiện bệnh tình.

Giải đáp thắc mắc: Giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe? 3
Tư thế đạp xe khi bị giãn tĩnh mạch chân như thế nào cho đúng?

Về tư thế:

  • Vai - lưng - cổ: Các bạn nên hơi đổ người ra phía trước, để ý cho lưng - cổ thẳng và mắt nhìn về trước. Tư thế này giúp bạn phân bổ đều lực giữa vai và ngực, tránh dồn áp lực xuống thắt lưng gây đau mỏi.
  • Điều chỉnh chiều cao yên xe cho phù hợp để giữa đùi và ống chân ở tư thế vuông góc trong khi đạp xe, tránh cho cơ hông và mông bị căng cứng và áp lực xuống cột sống khi đạp.
  • Khuỷu tay thả lỏng tự nhiên, khi đạp bàn chân dùng lực mạnh ở chiều đạp xuống và từ từ thả lỏng cho cơ khớp được nghỉ ngơi, chuẩn bị cho vòng đạp tiếp theo.

Về các thiết bị hỗ trợ: Bạn có thể sử dụng vớ nén hay còn gọi vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch giúp cho cơ bắp và hệ thống tĩnh mạch ở chân được ổn định, giúp tuần hoàn máu tốt hơn và nhanh khỏi bệnh. Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình những đôi giày vừa vặn, đế mềm, nhẹ, đàn hồi tốt để đạp xe được dễ dàng hơn.

Chọn xe đạp có elip nhỏ giúp cho người suy giãn tĩnh mạch giảm dùng lực trong quá trình đạp xe mà vẫn giữ xe có tốc độ ổn định.

Các lưu ý trong quá trình đạp xe cho người suy giãn tĩnh mạch

Để việc luyện tập mang lại hiệu quả tốt, ngoài cách đạp xe ở trên, người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Bệnh nhân nếu bị giãn tĩnh mạch ở chân và có dấu hiệu loét chân nên được điều trị trước khi tập luyện đạp xe.
  • Chỉ nên đạp xe đối với những người bị suy giãn ở cấp độ nhẹ, nếu bạn cảm thấy đau nhức dữ dội hãy dừng ngay và nghỉ ngơi, không nên vận động quá sức và tới gặp bác sĩ ngay nếu có phát hiện các triệu chứng bất thường.
  • Khởi động cơ thể trước khi tập xe khoảng 5 - 10 phút để làm mềm cơ và làm nóng cơ thể.
  • Khi mới bắt đầu bệnh nhân chỉ nên đạp 10 - 15 phút/ ngày và tăng dần số phút khi cảm thấy cơ thể đã quen với nhịp vận động này.
  • Khi kết thúc đạp xe, dành ra 5 - 10 phút nữa để thả lỏng trước khi ngồi nghỉ tại chỗ, xoa bóp ở các vùng bị giãn cơ để lưu thông máu tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ để giải đáp thắc mắc suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe hay không, hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ.

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.