Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Bệnh trĩ có nên đạp xe không? Khi nào thì người bị trĩ không nên đạp xe?

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ

Bệnh trĩ có nên đạp xe không? Đây là lo lắng của rất nhiều người đang bị vấn đề nhạy cảm này. Liệu đạp xe trong thời gian bị trĩ có khiến bệnh tình trở nặng hơn không? Những người bị trĩ cần lưu ý gì nếu muốn đi xe đạp trong giai đoạn này?

Thói quen đạp xe là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là nỗi băn khoăn của khá nhiều người khi đang mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ có nên đạp xe không? Đạp xe có làm cho trĩ nặng thêm không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là gì? Các cấp độ của bệnh trĩ

Bệnh trĩ được hình thành do các tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức gây hình thành các búi trĩ, khiến cho các mô phồng và sưng lên ở quanh vùng hậu môn khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau rát, gây khó khăn khi đi đại tiện. Bệnh trĩ có 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Hơi khó chịu, đau rát nhẹ và có thể chảy máu khi đi đại tiện. Lúc này búi trĩ mềm, còn khá nhỏ, có màu tía hoặc đỏ tươi.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lớn dần về kích thước, lồi ra bên ngoài hậu môn khi đi vệ sinh rặn mạnh, nhưng có thể tự động tụt vào bên trong ngay sau đó. Tình trạng chảy máu cấp độ này ít hơn so với giai đoạn 1.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ to dần, có màu xám, cứng, lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, không thể tự động co mà phải dùng tay đẩy búi trĩ vào hậu môn.
  • Cấp độ 4 - nặng nhất: Búi trĩ ra ngoài thường trực, thậm chí khi chạy, khi ho hoặc đứng lâu cũng có thể làm búi trĩ ra ra ngoài hậu môn, làm cách nào cũng không thể lên được. Lúc này bệnh gây ảnh hưởng không chỉ khó chịu lúc đi đại tiện, mà còn gây khó chịu cho người bệnh trong tất cả các sinh hoạt hằng ngày.
Bị trĩ có nên đạp xe không? 1
Bệnh trĩ có nên đạp xe không?

Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường nằm ở các bà mẹ mang thai, người béo phì, đặc biệt tình trạng dần phố biến ở những người làm việc văn phòng, dân lái xe đường dài, ít vận động, ngồi nhiều nên gây ra tình trạng trên.

Bệnh trĩ có nên đạp xe không?

Bệnh trĩ có nên đạp xe không? Câu trả lời là không nên. Mặc dù đạp xe không phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, tuy nhiên bệnh trĩ chủ yếu đến từ áp lực mà hậu môn và vùng xung quanh, nên việc ngồi trên yên xe đạp có thể tạo ra áp lực đáng kể lên khu vực có búi trĩ khiến tình trạng trở lên nặng hơn, vậy nên bạn có thể đạp xe lúc chưa bị trĩ, để cơ thể được lưu thông máu. Còn khi đã đến bệnh, bạn nên thay thế bằng các bài rèn luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga, hạn chế ngồi,... sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng bệnh trĩ hơn là đạp xe.

Nói như thế không có nghĩa là khi bạn đang bị trĩ thì nhất định không được đạp xe, bạn có thể luyện tập đạp ở mức độ nhẹ nhàng, và tham khảo các lưu ý dưới đây để có thể tiếp tục vận động đạp xe trong thời gian bị trĩ vì lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày.

Những lưu ý khi đạp xe dành cho người bị trĩ 

Trong trường hợp bạn ở cấp độ trĩ nhẹ và muốn đi xe đạp, dưới đây là những lưu ý dành cho bạn để giảm áp lực của yên xe tới vùng hậu môn của mình:

Mặc quần độn khi đạp xe tập thể dục

Việc mặc quần short hay quần bó sát khiến cho tình trạng bệnh càng trở lên nghiêm trọng, thay vào đó bạn có thể sử dụng những chiếc quần có độn, chất liệu mềm êm để tránh cọ xát giữa hai vùng mông lên hậu môn trong lúc đạp xe và ngăn ngừa mồ hôi, giảm đau hiệu quả.

Bị trĩ có nên đạp xe không? 2
Người bị trĩ nên mặc quần độn mông khi đạp xe 

Lót đệm yên xe

Bạn hãy chọn yên xe rộng, đệm yên xe êm để thoải mái khi ngồi và giảm sức ép lên vùng mông và xương cụt. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một lớp đệm dày phủ lên yên xe để giảm ma sát.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Việc ngâm trong nước ấm sẽ giúp bạn lưu thông máu và giảm bớt tình trạng đau rát và viêm, giúp bạn mau chóng lành bệnh khi đạp xe.

Sử dụng các loại kem để thực hiện điều trị viêm

Hiện nay trên thị trường có sẵn các loại kem giúp bạn giảm bớt tình trạng sưng đau búi trĩ. Thoa kem cũng giúp cho mông bạn bớt cọ xát vào nhau khi đạp xe, do đó bạn có thể đạp xe mà không cần phải lo lắng về chúng.

Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong suốt thời gian đạp xe

Việc thiếu nước sẽ làm cơ thể trở nên khô rát gây ra cọ xát giữa các vùng da khiến bạn trở lên đau hơn, vì vậy hãy bổ sung nước đầy đủ. Bên cạnh đó ăn nhiều chất xơ, rau củ để tránh nguy cơ và giảm khả năng tái phát khi bị trĩ.

Khi nào thì người bị trĩ không nên đạp xe?

Như đã nói ở trên, việc đạp xe không phải là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, ngược lại, đạp xe hằng ngày ở cường độ vừa phải sẽ giúp giảm và phòng tránh cho căn bệnh xuất hiện.

Bị trĩ có nên đạp xe không? 3
Chỉ nên đạp xe nếu bạn bị trĩ cấp độ 1 và 2

Tuy nhiên bạn chỉ nên đạp xe khi bị trĩ ở cấp độ 1 và 2 và áp dụng những giải pháp liệt kê ở trên, còn khi bạn đã tới giai đoạn cấp tính thì lời khuyên là nên tạm ngừng việc luyện tập đi xe đạp vì không chỉ gây đau rát và khó chịu cho người đạp và còn gây tình trạng sa búi trĩ trở lên nghiêm trọng và khó chữa khỏi hơn.

Với những chia sẻ ở bên trên cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có nên đạp xe không?”. Câu trả lời là không nên, tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn tập luyện trong giai đoạn đầu bị trĩ, có thể tham khảo các phương pháp kết hợp để tránh đau rát trong quá trình đạp xe mà không gây tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Và đừng quên để ý tới sức khoẻ, ăn uống và thể thao đều đặn để giảm và phòng chống căn bệnh này nhé. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ.

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.